Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe nói rằng chúng ta chính là những tù nhân của bộ não. Bộ não nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể là tù nhân của chính bộ não chúng ta được? Thế nhưng, các nhà khoa học đã phát hiện đây chính là sự thật. Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Mắt Smith-Kettlewell tại San Francisco đã khám phá ra rằng chúng ta chỉ nhìn thấy những gì mà bộ não cho phép chúng ta thấy. Con người ta thường “nhìn mà không thấy”, thậm chí ngay cả những vật thể ở trong thị trường của chúng ta.
Theo báo cáo trong tạp chí Nature, số 414, những người tham gia nghiên cứu được cho xem một số điểm xanh xoay tròn trên nền là những điểm vàng bất động. Tuy nhiên, tất cả những điểm vàng đều “biến mất” trong mắt những người tham gia. Những điểm vàng này biến mất không phải bởi máy tính, mà bởi chính bộ não của những người ấy. Những điểm vàng vẫn hiển thị trên màn hình, nhưng người ta đơn giản là không thấy chúng. Bài viết đề xuất rằng bộ não chúng ta nắm giữ các quan niệm về thế giới là như thế nào. Dựa trên các quan niệm này, bộ não sẽ xác định điều gì nên thấy và điều gì không nên thấy. Trong thí nghiệm này, những người tham gia được cho xem các điểm xanh xoay tròn giữa các điểm vàng bất động, nhưng bộ não không cho phép họ nhìn thấy những điểm xanh. Hiện tượng này gọi là “vận động dẫn tới mù”.
Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng ta đơn giản là không nhận ra. Lấy ví dụ, khi lái xe trên một đường cao tốc với nhiều ánh đèn giao thông, người tài xế thường bỏ qua những ánh đèn chiếu hậu của những chiếc xe đỗ bên đường.
Chúng ta đều tin rằng điều mà chúng ta cảm nhận được từ các giác quan là chân thực. Chúng ta chấp nhận rằng điều mà bộ não nhận thức được từ các giác quan của chúng ta là chân thực. Từ nghiên cứu này, chúng ta biết rằng quan niệm này là không đúng. Chính bộ não chúng ta xác định cái gì nên thấy và cái gì không nên thấy. Và rồi điều gì xác định cái mà bộ não chúng ta “thấy”? Điều gì quyết định cách bộ não chúng ta nhận thức thế giới này?
Thực ra, điều mà con mắt chúng ta nhìn thấy được là rất hạn chế. Con mắt chúng ta chỉ có thể cảm nhận được ánh sáng nhìn thấy với bước sóng từ 312 nm đến 1.050 nm. Ở mức hoành quan và vi quan hơn, tất cả những gì chúng ta có thể thấy chỉ là một phần rất nhỏ của vũ trụ, và các vật thể đi vào tầm nhìn chúng ta chỉ có thể được thấy sau khi phản ánh đến bộ não. Khả năng nhận thức của chúng ta bị hạn chế bởi sự giới hạn của các giác quan. Một bài báo xuất bản ngày 17/5/2002 trên tạp chí khoa học Science nói rằng một đứa trẻ 6 tháng tuổi có khả năng lớn hơn một đứa trẻ 9 tháng tuổi khi phân biệt các khuôn mặt người và động vật. Còn gì nữa? Một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể phân biệt các ngôn ngữ, trong khi một đứa trẻ 9 tháng tuổi chỉ có thể nhận ra sự khác biệt trong ngôn ngữ của chính mình. Chúng ta đều tin rằng khả năng của chúng ta là bắt nguồn từ sự giáo dục sau khi sinh ra, nhưng một số khả năng thực sự đáng kinh ngạc lại mất dần sau khi sinh ra.
Trong cả hai nền văn hóa Đông và Tây phương đều có ghi chép lại về những khả năng thần kỳ của con người. Ngày nay, những điều này được coi là thần thoại. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm lại các năng lực thoái hóa của con người, chẳng hạn so sánh khả năng của một đứa trẻ 6 tháng tuổi với một đứa trẻ 9 tháng tuổi. Bởi vì chúng ta đều có một đôi mắt thịt và bộ não chúng ta xác định thế giới là như thế nào dựa trên các quan niệm, chúng ta không thể thấy được chân tướng thực sự của thế giới này. Trở về với bản ngã thực sự (phản bổn quy chân) chính là con đường giúp chúng ta hiểu được những bí ẩn trong cuộc sống.
Tham khảo:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét