THÊM VIDEO BÀI THƠ - THIỆN ÁC
Bài tập | NGÀY 1 -6/4/2021 ISAZ 2022 NỘP ANH NGUYỄN VĨNH CƯỜNG.
Nhớ lại ngày đầu tiên khi được học của em về bài học cái cây muốn có thay đổi thì thay đổi phải từ gốc rễ chứ không phải bơm thuốc lên quả. Và ấn tượng câu nói: "TÔI SẼ CHÁY HẾT MÌNH CÙNG CÁC BẠN, TỐI NGÀY 6/4/2021 VÌ NÓ VĨNH VIỄN KHÔNG BAO GIỜ QUAY TRỞ LẠI VỚI TÔI VÀ CÁC BẠN" vậy nên tôi mới theo anh đến ngày hôm nay. và câu chuyễn vĩnh cường 10 năm trước là kẻ thất bại .....
Vi danh giả khí hận chung sinh
Vi lợi giả lục thân bất thức
Vi tình giả tự tầm phiền não
Khổ tương đấu tạo nghiệp nhất sinh
Bất cầu danh du du tự đắc
Bất trọng lợi nhân nghĩa chi sỹ
Bất động tình thanh tâm quả dục
Thiện tu thân tích đức nhất thế
1986 niên 7 nguyệt 13 nhật
Tạm dịch:
Làm người
Người vì danh suốt đời mang hận
Người vì lợi chẳng nhận thân nhân
Người vì tình tự tìm phiền não
Nhọc đấu tranh tạo nghiệp một đời
Chẳng cầu danh thong dong tự được
Chẳng trọng lợi kẻ sỹ nhân nghĩa
Chẳng động tình thanh tâm quả dục
Thiện tu thân cả đời tích đức
13 tháng Bảy, 1986
LÝ HỒNG CHÍ
Sau Thế chiến thứ nhất, một nước nọ muốn dùng phương pháp khoa học để tuyên truyền cho thuyết vô thần, họ mong muốn cả dân tộc thoát ly khỏi tôn giáo tín ngưỡng. Một lần chính quyền mời ba vị tiến sĩ lên thuyết giảng trước công chúng ở quảng trường.
Một vài người bức hại không tin rằng họ sẽ phải nhận nghiệp báo, và coi đó là một khái niệm mê tín để đe dọa mọi người. Họ chỉ xác nhận nó khi tự mình trải nghiệm, nhưng khi ấy thì đã quá muộn. Dương Thụy Thực, hiệu trưởng của trường làng Văn Minh ở thị xã Tứ Hà, thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm, đã báo một học viên Đại Pháp cho cảnh sát, làm cho học viên này bị cầm tù. Ngay sau đó, Dương Thụy Thực bị chẩn đoán ung thư cổ họng và chết gần đây. Vào lúc biết về bệnh tật của ông ta, Dương Thụy Thực bảo rằng, “Tôi không biết nghiệp báo lại tới sớm vậy.”
Lưu Hưng Bình, một người dân từ Đội 7 làng Hoan Hỉ, thị trấn Nam Hưng, thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, đã hợp tác và trợ giúp trong việc bắt giữ các học viên Đại Pháp nhiều lần. Ông ta phỉ báng Đại Pháp và lừa dối những người dân không được thông tin. Mục đích của ông ta là để bảo vệ việc hành nghề y của con rể bởi vì sẽ ít người khám bệnh và mua thuốc của anh ta nếu họ trở nên mạnh khỏe nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Lưu Hưng Bình cũng mắc bệnh ung thư họng.
Điều rất quan trọng là phải lương thiện, trung thực, và không đi theo ĐCSTQ trong việc truyền bá sự hận thù với Pháp Luân Đại Pháp và các học viên.
Vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, ông Lý Hồng Chí (người được các học viên của mình gọi một cách kính trọng là Sư Phụ) bắt đầu đi truyền dạy Pháp Luân Đại Pháp ngoài xã hội. Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công là một môn tập luyện mà người Trung Quốc gọi là “tu luyện”. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tập các động tác chậm dãi và uyển chuyển và quan trọng hơn là thực hành theo các nguyên tắc Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Bắt đầu từ năm 1992, Sư Phụ Lý Hồng Chí đi khắp Trung Quốc trong hơn 2 năm liền, truyền dạy hơn 50 khóa học về pháp môn ở các thành phố trên toàn quốc. Học phí của các khóa học thuộc vào loại ít tiền nhất trong cả nước nhưng những điều mà các học viên nhận được là vô giá – họ học được một môn tu luyện chân chính vượt xa các mục đích thông thường là chữa bệnh và đề cao sức khỏe. Lý Sư Phụ tham gia Hội sức khỏe Đông phương tổ chức vào các năm 1992 và 1993 ở Bắc Kinh và nhận đuợc rất nhiều giải thưởng. Các học viên nhanh chóng nhận ra rằng trong quá trình tham dự các khóa học thân thể họ được tịnh hóa và đạt đến trạng thái sức khỏe rất tốt. Lợi ích ban đầu này đã làm cho nhiều người phải nghiêm túc tìm hiểu về pháp môn và dẫn đến sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của môn tập. Vào khoảng năm 1998, chỉ riêng ở Trung Quốc đã có hơn 100 triệu người theo học. Hiện nay Pháp Luân Đại Pháp đã có mặt ở trên 60 nước trên thế giới.
Trong quá trình Lý Sư Phụ đi truyền dạy pháp môn này, nhiều người đã nhận ra rằng ông không phải là một khí công sư bình thường – ông đã thực sự thể hiện được sự xuất sắc của pháp môn. Lý Sư Phụ đã thực sự dẫn dắt mọi người lên cảnh giới nhận thức cao hơn. Vì vậy mà hàng triệu người đã có lại được sức khỏe và có được hiểu biết sâu sắc hơn về mục đích nhân sinh và cách đề cao bản thân để sống một cuộc sống coi trọng đạo đức, đối xử tốt với tất cả mọi người. Các học viên đã dũng cảm và cao thượng đối mặt với sự tàn bạo chưa từng có của cuộc đàn áp ở Trung Quốc hơn 5 năm qua và thể hiện được chuẩn mực đạo đức tâm tính cao thượng của mình. Sự xuất sắc của Pháp Luân Đại Pháp và các học viên đã được ghi nhận trên khắp thế giới: Sư Phụ Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 1400 giải thưởng và công nhận và Lý Sư Phụ đã được đề cử 3 lần cho Giải Nobel về Hòa bình.
Quyển sách này là một tuyển tập các câu chuyện về những năm đầu Pháp Luân Đại Pháp được truyền dạy ở Trung Quốc. Trong những bài viết này, các học viên của pháp môn nhớ và ghi lại về các khóa học cũng như kỷ niệm của họ về những lần được tiếp xúc với Lý Sư Phụ trong các hoàn cảnh khác nhau và một số trải nghiệm cá nhân của mình về Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả các tình tiết trong cuốn sách này là các câu chuyện có thực của các tác giả và đóng vai trò là những tư liệu về thời kỳ lịch sử đáng trân quý đó – một lịch sử đang ngày càng được nhìn nhận là có ảnh hưởng lớn trên thế giới.
>>>TÌM HIỂU THÊM VỀ LÝ SƯ PHỤ<<<.
Một câu chuyện khác về quả báo trong phật pháp cho những ai không tin sự tồn tại của Phật.
Xưa kia có một ngôi chùa, trong chùa phân thành hai khu Đông và Tây riêng biệt. Trước phòng phía Đông có một con giun đất, sớm tối được nghe kinh kệ, thiên tính linh thông, đúng canh năm hàng ngày giun đất đều cất tiếng kêu, trụ trì cũng theo đó mà gọi chúng đệ tử dậy tụng kinh niệm Phật...
Trụ trì khu phòng phía Tây thấy các huynh đệ phía Đông mỗi ngày đều thức dậy đúng lúc canh năm để bái Phật tụng Kinh nên gọi các đệ tử của mình lại trách mắng: “Sao mọi người không học các huynh đệ khu phòng phía Đông tu hành tinh tấn, canh năm mỗi ngày đều dậy bái Phật tụng kinh, cứ tham ăn, tham ngủ. Như vậy có còn là người tu luyện hay không?”.
Một hôm đệ tử khu phòng Tây đi hỏi đệ tử khu phòng Đông: “Các huynh bên này thật là tinh tấn, canh năm mỗi ngày đều dậy bái Phật, tụng kinh, mà các huynh làm sao để ngày nào cũng dậy sớm đúng giờ như vậy được?”.
Đệ tử khu phòng Đông đáp: “Trước đây chúng tôi người nào người nấy cũng đều ham ăn ham ngủ như các huynh đệ bên đó vậy. Tuy nhiên kể từ khi phía trước Pháp đường chúng tôi xuất hiện một con giun đất, hàng ngày cứ đúng canh năm là cất tiếng kêu gọi. Sư phụ chúng tôi cứ nghe thấy tiếng giun kêu liền gọi chúng tôi dậy bái Phật tụng kinh”. Đệ tử khu phòng Tây nghe xong trong lòng dấy lên tâm đố kỵ đối với đồng môn và sinh lòng oán hận con giun đất.
Quả báo đời thứ nhất...
Một hôm vị trụ trì phía Đông đi vắng, đệ tử khu phòng Tây đun một nồi nước sôi, thừa lúc thầy trò khu phòng Đông vắng mặt liền khênh nồi nước qua đó đổ vào hang giun, giun cũng vì thế mà chết vì bỏng. Ngày hôm sau, thầy trò khu phòng Đông không nghe thấy tiếng giun kêu, mọi người đi tìm, thấy giun đã chết nên vào bẩm với sư trụ trì. Trụ trì ra xem rồi đọc kinh siêu độ cho giun siêu thoát.
Giun được sư trụ trì siêu độ nên chuyển sinh được thân người, làm một tiều phu tốt bụng, hàng ngày vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày. Còn đệ tử khu phòng Tây vì phạm tội sát sinh, giết chết giun nên phúc phận tiêu trừ, chuyển sinh thành khỉ nhưng vẫn tín phụng Phật Pháp.
Một hôm tiều phu vào núi kiếm củi, thấy một ngôi chùa tan hoang, nóc chùa đã hỏng, chỉ còn ba pho tượng Phật lộ thiên. Tiều phu sợ mưa gió làm hỏng tượng Phật nên về nhà mua đồ đến trùng tu lại mái chùa.
Lại một lần khác, trên đường vào rừng kiếm củi, tiều phu thấy bảy vị tú tài muốn qua khe suối mà không thể qua được, tiều phu liền vội vàng bê bảy hòn đá kê dưới khe suối cho mọi người đi qua. Sơn Thần, Thổ Địa chứng kiến dâng sớ tấu lên thiên đình: “Trần gian có người tiều phu lương thiện, tu sửa điện Tam Bảo, làm cầu thất tinh, công to đức lớn”.
Quả báo đời thứ hai…
Tiều phu mỗi ngày lên rừng đốn củi, luôn tiện tay hái hoa rừng rồi ghé vào chùa dâng cúng Phật. Gần khu chùa hoang cũng có một con khỉ, ngày ngày cầm hoa mang đến dâng Phật, mỗi lần thấy trong bình có hoa nó liền lấy ra vứt đi, thay hoa của mình vào trong bình rồi rời đi.
Tiều phu sau khi kiếm củi quay về, thấy hoa mình cắm trong bình thường bị ai đó bỏ đi mà thay bằng hoa khác, trong lòng nghi hoặc: “Nơi rừng sâu, núi thẳm không có ai lai vãng, vậy hoa này ở đâu ra?”...
Tiều phu đem củi về nhà, sáng sớm hôm sau quay lại trong núi, đem hoa mới thay vào bình xong xuôi đâu đó bèn ẩn vào một chỗ quan sát. Một lúc sau, tiều phu thấy một con khỉ tay cầm bó hoa đi đến, nó vào trong Phật đường đem hoa trong bình bỏ đi, rồi cắm hoa của nó vào.
Tiều phu chứng kiến mọi việc liền to tiếng quát, khỉ thấy vậy quay đầu bỏ chạy. Tiều phu đuổi theo, thấy khỉ chui vào một hốc đá nên lấy tảng đá lớn bịt lại. Khỉ kẹt không ra được nên chết vì đói bên trong. Đây chính là vì nhân quả báo ứng của đời trước của hai người gây nên.
Về phần mình, tiều phu trăm tuổi qua đời, thiên địa thấy tiều phu có công đại đức tu sửa chùa chiền, làm cầu giúp người nên cho chuyển sinh vào thời Lương quốc tên là Tiêu Diễn, chính là Lương Vũ Đế. Còn con khỉ năm xưa chuyển sinh đến Bắc Ngụy tên là Hầu Cảnh, sau thành tướng nhà Bắc Ngụy.
Lại nói về Lương Vũ Đế, tính tình lương thiện, tôn kính Phật Pháp, bái hòa thượng Chí Công làm sư phụ, vợ là Si Huy hoàng hậu cũng bái hòa thượng Vân Công làm thầy. Một hôm hòa thượng Vân Công khai đàn thuyết Pháp, giảng kinh, Si Huy hoàng hậu mời Lương Vũ Đế đến nghe, Lương Vũ Đế lại mời hòa thượng Chí Công cùng đến nghe Pháp.
Hòa thượng Chí Công đến nghe giảng thấy Hòa thượng Vân Công khi lên đàn giảng kinh thuyết Pháp lại uống rượu ăn thịt nên tiến đến hỏi: “Vân Công nay đã là thầy của Si Huy hoàng hậu, cần phải làm tấm gương mẫu mực đại biểu cho chúng tăng cả nước. Khai đàn giảng kinh, thuyết Pháp thì phải trai tịnh trang nghiêm, cớ sao lại còn uống rượu ăn thịt?”.
Hòa thượng Vân Công đáp: “Ta ăn thịt uống rượu cũng như không có ăn thịt uống rượu”.
Hòa thượng Chí Công nghe vậy nói: “Ta xem những việc ông đang làm cũng như không làm”.
Không lâu sau hòa thượng Vân Công bị bệnh qua đời, chuyển sinh thành một con bò, hòa thượng Chí Công biết chuyện mới nói với Lương Vũ Đế, Lương Vũ Đế không tin. Một hôm, Lương Vũ Đế cùng hòa thượng Chí Công ra ngoài thành du sơn ngoạn thủy, thấy một nhóm người đang canh tác. Lại gần thấy một con bò khoang đang ở đó, hòa thượng Chí Công mới nói với Lương Vũ Đế: “Đây chính là Vân Công”.
Lương Vũ Đế ngạc nhiên lắm, hỏi: “Làm sao sư phụ biết?”.
Hòa thượng Chí Công đáp: “Nếu điện hạ không tin, hãy gọi ba tiếng sẽ biết thực hư”.
Lương Vũ Đế liên tiếp gọi ba câu, con bò khoang lập tức quỳ bốn chân xuống, hai mắt rơi lệ. Hòa thượng Chí Công nói: “Ngày trước người đăng đàn thuyết Pháp, giảng kinh không những không trai giới thanh tịnh lại còn bao biện rằng: "ăn thịt uống rượu cũng như không", nay chuyển sinh thành kiếp trâu bò cũng là quả báo của nhà ngươi vậy”. Con bò nghe xong liền đứng dậy lao đầu vào cột sắt bên cạnh chết ngay tức khắc. Lương Vũ Đế thấy vậy thất kinh nên làm một bài kệ như sau:
“Kiên trì tu hành độ chúng sanh
Mạo phạm khẩu nghiệp tội bất khinh
Tửu nhục bất trừ đăng đài tọa
Vân Công thuyết pháp trụy ngưu thân”.
Dịch:
"Kiên trì tu đạo độ chúng sinh
Ngờ đâu khẩu nghiệp nặng khôn cùng
Rượu thịt không bỏ đăng đàn Pháp
Vân Công giảng Pháp đọa thân bò".
Thấy được nghiệp báo của hòa thượng Vân Công, Lương Vũ Đế lại càng tin vào Phật Pháp. Tuy nhiên lối sống xa hoa vẫn chưa thể bỏ nên thường mời hòa thượng Chí Công đến dự tiệc ăn uống ca hát, điều này khiến Hoà thượng Chí Công rất không vui.
Trong khi cung nữ ca múa nhộn nhịp, Lương Vũ Đế mới hỏi Chí Công hòa thượng rằng: “Cung nữ biểu diễn có hay không?”.
Hòa thượng Chí Công đáp: “Ta không biết”.
Lương Vũ Đế nói: “Cung nữ ca múa ngay trước mặt, tại sao người lại không biết?”.
Hòa thượng Chí Công đáp: “Nếu điện hạ không tin, hãy mang ba phạm nhân trọng tội trong ngục ra đây, ta tự có đạo lý của mình”.
Lương Vũ Đế cho người đưa ba phạm nhân trọng tội đến quỳ trước mắt hòa thượng Chí Công.
Hòa thượng Chí Công nói: “Tội của ba người là tội chết, nay ta cho ba người, mỗi người đội trên đầu một bát nước đầy quỳ ở đây. Đợi tí nữa cung nữ ca múa xong, nếu như không rơi vãi giọt nào, ta sẽ bẩm lên hoàng thượng xá tội chết cho các người hoàn lương về quê, còn nếu như vãi dù chỉ một giọt, tội như cũ mà thi hành”. Ba phạm nhân nghe xong theo đó mà làm, quỳ trước điện xem cung nữ ca hát.
Đợi lúc cung nữ ca hát vui vẻ nhất, hòa thượng Chí Công nói với Lương Vũ Đế: “Điện hạ hãy hỏi phạm nhân xem cung nữ ca múa có hay không?”.
Lương Vũ Đế hỏi phạm nhân: “Các ngươi thấy cung nữ ca múa thế nào, có hay không?”.
Ba người phạm nhân cùng nhau đáp: “Tội thần không biết”.
Lương Vũ Đế: “Cung nữ ca múa ngay trước mặt các ngươi, tại sao lại không biết?”.
Phạm nhân đồng thanh đáp: “Chúng tội thần chỉ để ý tới mạng sống của mình, còn tâm chí đâu mà để ý cung nữ ca múa có đẹp hay không?”.
Hòa thượng Chí Công lúc này mới mỉm cười nói: “Người tu hành cũng như vậy”. Lương Vũ Đế nghe xong bừng tỉnh ngộ, đại xá cho phạm nhân, ba phạm nhân được tha mừng rỡ, tạ ơn trở về.
Lại có một hôm, Lương Vũ Đế hỏi hòa thượng Chí Công: “Quả nhân bố thí trai tăng, cúng dường chư Phật, năm dặm xây một miếu, mười lý xây một chùa, công đức có to không?”.
Hòa thượng Chí Công đáp: “Không có chút công đức nào hết”.
Lương Vũ Đế hỏi: “Sư phụ nói kiếp trước quả nhân là một tiều phu, sửa nóc chùa, che ngôi Tam bảo, làm cầu thất tinh có công đức vô lượng. Nay quả nhân hưởng phước đế vương, dựng vô số miếu, xây vô số chùa cúng dường cho chư tăng ni, tại sao lại không có công đức?”.
Hòa thượng Chí Công đáp: “Kiếp trước điện hạ là tiều phu, nhưng tấm lòng thiện lương tự nguyện xuất tâm tu chùa sửa miếu để che ngôi Tam Bảo, dùng sức mình làm cầu thất tinh nên có công đức. Nay điện hạ thân là bậc đế vương xây dựng chùa miếu đều là kêu gọi dân phu, phiền nhọc dân chúng, thực sự là không hề có công đức”.
Lương Vũ Đế nghe nói vậy thấy có lý, trong lòng chuyển ngộ nên ngày ngày yêu cầu sư phụ giảng kinh thuyết Pháp cho mình nghe, không màng đến giang sơn xã tắc. Si Huy hoàng hậu thấy Lương Vũ Đế không màng chính sự nên trong lòng không vui, từ đó phỉ báng Phật Pháp, bày mưu ép hòa thượng Chí Công phá giới.
Si Huy hoàng hậu sai người mổ chó làm màn thầu giả mời hòa thượng Chí Công vào cung ăn, những mong khép tội vị cao tăng phá hoại Phật giới để có cớ sát hại.
Hòa thượng Chí Công là người tu luyện lâu năm, sớm đã có công năng, ông biết trước mọi việc nên nói với Lương Vũ Đế: “Si Huy hoàng hậu ngày mai sẽ mời ta vào cung nhằm lừa ta phạm Phật giới để kiếm cớ giết hại. Ta ở trong cung nếu có gì bất trắc sẽ đánh trống báo hiệu, điện hạ phải kịp thời đến đó cứu ta”, Lương Vũ Đế nhận lời.
Quả nhiên sáng hôm sau, Si Huy hoàng hậu cho người mời hòa thượng Chí Công vào cung, ban màn thầu cho hòa thượng Chí Công ăn. Chí Công hòa thượng không ăn khiến cho Si Huy hoàng hậu nổi giận, kêu người giết. Hòa thượng Chí Công lập tức rút trống ra đánh rồi đem thức ăn đổ ra ngự hoa viên, trong đó toàn là những món thuộc về giới Huân: hành, gừng, tỏi, thịt…
Lương Vũ Đế nghe tiếng trống đánh vội vàng chạy lại ứng cứu, Hoàng Đế nổi giận mắng Si Huy hoàng hậu rằng sau này sẽ gặp báo ứng. Quả nhiên không lâu sau Si Huy hoàng hậu vì tội phỉ báng tăng nhân nên lâm bệnh qua đời.
Sau khi Si Huy hoàng hậu chết, quỷ vô thường đến bắt đi gặp Diêm Vương, Diêm Vương nổi giận bắt giam vào địa ngục chịu khổ, biến thành người cổ nhỏ như kim, bụng to như thúng, không thể ăn uống, mụn nhọt khắp người, vô số ấu trùng đeo bám, thống khổ triền miên không gì kể xiết. Sau một thời gian thì Si Huy hoàng hậu chuyển sinh thành loài rắn tiếp tục chịu đau đớn đọa đầy.
Lại nói, sau khi hoàng hậu chết, mãi một thời gian dài Lương Vũ Đế không vào trong cung nữa. Một hôm Lương Vũ Đế vào thăm hậu cung, thấy trên lầu có tiếng động, ngẩng đầu lên nhìn thì thấy một con rắn đang ở trên Phượng lầu cất tiếng kêu: “Xin đến cứu thiếp”. Lương Vũ Đế nghe vậy thất kinh mới hỏi: “Ngươi là ai?”.
Con rắn trả lời: “Thiếp là Si Huy hoàng hậu, vì kiếp trước phỉ báng Phật Pháp, ám hại hòa thượng Chí Công, lại sát sinh hại mệnh nên bây giờ gặp quả báo chuyển sinh thành rắn. Xin quân vương niệm tình phu thê xưa cũ, hãy thỉnh mời Chí Công đại sư đại từ đại bi tụng kinh sám hối cho thần thiếp được siêu thoát”.
Lương Vũ Đế nghe vậy nên nể tình xưa nghĩa cũ, cho người chuẩn bị trai đàn thỉnh mời hòa thượng Chí Công đến giảng kinh thuyết Pháp.
Chí Công hòa thượng làm bài kệ như sau:
“Khuyên người thế gian đừng u mê
Phỉ báng Phật Pháp tội sâu dày
Nghiệp khổ vô biên
Khó ngày hoàn trả
Nghênh phong điểm lửa
Tự đốt tâm thâm
Ngậm máu phun trời
Bờ môi tự bẩn”.
Lương Vũ Đế nghe xong trong lòng buồn bã, Chí Công hòa thượng thấy vậy liền tụng đọc “Đại Tạng Kinh” rồi lại viết kệ “Lương Hoàng Sám” mong nhờ Phật tổ từ bi xá tội siêu thoát.
Trong lúc hòa thượng Chí Công đang đăng đàn thì đột nhiên Lương Vũ Đế nhìn thấy một người đang bay trên mây, miệng nói: “Thiếp là hoàng hậu biến thành rắn, cảm tạ đại ân của quân vương và ơn nhờ Pháp lực siêu độ của sư phụ, nay thiếp đã được thăng thiên”. Lương Vũ Đế chứng kiến mọi việc nên sau này càng thêm bội phần tinh tấn, ngày đêm khổ cực tu hành.
Quả báo đời thứ ba…
Một hôm Lương Vũ Đế hỏi hòa thượng Chí Công: “Đệ tử khi nào mới thành Đạo?” Hòa thượng Chí Công không đáp mà dùng tay chỉ vào yết hầu, Lương Vũ Đế không hiểu hàm ý mới hỏi lại. Hòa thượng Chí Công nói: “Người ở đây vinh hoa phú quý khó bỏ, phải vào núi ẩn cư mới có thể đắc đạo thành Phật”.
Lương Vũ Đế nghe Chí Công hòa thượng nói vậy nên thu dọn hành trang đến thành Đài tu hành, tham đạo. Về phần hòa thượng Chí Công, biết được Lương Vũ Đế sắp phải chịu tội quả báo kiếp trước gây ra nên cũng cáo biệt mà đi.
Sau khi Chí Công hòa thượng cáo biệt không lâu, bỗng một hôm tướng Hầu Cảnh của nước Ngụy đem quân đến bao vây thành Đài. Lương Vũ Đế bị bao vây bên trong, lương thực khô cạn. Đang trong lúc nguy nan, sinh tử cận kề, thì Lương Vũ Đế lại sinh lòng thoái tâm tu Đạo, mất đi niềm tin vào Phật Pháp.
Cũng may lúc này đột nhiên hòa thượng Chí Công xuất hiện trên không trung, cất cao tiếng gọi: “Đây chính là nghiệp báo nhân quả ba đời do mình gây nên, không được thoái tâm tu Đạo”.
Lương Vũ Đế nghe vậy nên vui vẻ, an nhiên chịu chết đói ở thành Đài, sau khi chết Lương Vũ Đế hóa thành thân Phật bay lên đài sen trên không trung, trước khi rời đi, Lương Vũ Đế ngoái lại nói với Hầu Cảnh như sau:
“Do ta lúc đầu chẳng biết nhân quả mà tạo nghiệp, vốn dĩ cũng đều là người đồng căn, đồng phái. Nay ngươi vây thành lấy mạng ta, coi như ta trả cái nhân duyên cho ngươi ở thành Đài này vậy”.
Hầu Cảnh nghe vậy đáp:
“Ta kẻ hồng trần nên nhân duyên chẳng rõ, không nhận đồng căn, cũng chẳng biết người đồng phái, Vũ Đế về trời, ta rút lui binh, nợ kia đoạn tuyệt”.
Nghe xong Lương Vũ Đế ngồi trên đài sen về trời, chứng đắc quả vị La Hán.
***
Bể khổ trần gian chính là cái nơi cho con người trả nợ, đền ơn. Có những chuyện hàng ngày chúng ta vẫn cứ ngỡ là ngẫu nhiên trùng hợp. Tuy nhiên trên thực tế đó lại là sự an bài của đấng tối cao mà ở đó, người tin thì tạo phúc làm lành, kẻ không tin thì đêm ngày tạo nghiệp.
Cũng chỉ vì một chút nóng giận, thiếu suy nghĩ mà những đệ tử khu phòng Tây phạm tội sát sinh để cuối cùng phải trăm năm uổng phí kiếp người, chuyển sinh thân khỉ chờ ngày chịu quả, trả nhân. Và cũng bởi u mê, luật trời không tỏ, tiều phu kia vác đá bịt hang, gây ra lầm lỗi khiến cho đời sau mặc dù đã chuyển thân thành Lương Vũ Đế vẫn phải đền tội - vong mạng chốn thành Đài.
Nhân sinh tại thế, nếu cứ chạy theo ân ân oán oán thì muôn đời không dứt, chỉ có sự độ lượng bao dung mới là cánh cửa giải thoát cho mọi lỗi lầm.
Nếu như đệ tử khu phòng Tây khi nghe được chuyện mà không sinh tâm tật đố, lấy đó làm vui, thêm phần tinh tấn thì giun kia nay được kiếp người, tăng kia nay được làm người thần tiên. Đây chẳng phải là vẹn cả đôi đường hay sao? Chúng ta đôi khi lại vì một phút u mê, xem thường những lỗi lầm nhỏ mà bỏ mặc lương tâm để sau cùng khi hiểu ra thì chuyện đã muộn rồi.
Thế gian có thay đổi, lòng người có chuyển hướng thì luật nhân quả muôn đời vẫn vậy, nhân nào quả ấy muôn đời luôn chuẩn xác, nhất là đối với những người bức hại Phật Pháp và người tu luyện như Si Huy hoàng hậu hay phạm tội bất kính, phạm giới như hòa thượng Vân Công thì lại càng phải chịu quả báo trầm luân biết bao giờ tìm cho ra lối thoát?
“Trong cả hai nền văn hóa Tây Phương và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, nghĩa là một người phải chịu trách nhiệm cuối cùng cho những hành động của họ, là được công nhận rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, Chân Thiện Nhẫn. Vũ trụ sẽ thưởng cho những hành động phù hợp với nguyên lý này, và những việc làm như đánh đập, tra tấn và giết người sẽ đem đến quả báo. Nói một cách khác, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Các bài viết như dưới đây có ý nghĩa nhắc nhở nguyên lý này cho những ai mà muốn làm ác. Trong khi rất nhiều những người bức hại Pháp Luân Công chỉ là “làm theo” mệnh lệnh, luật vũ trụ vẫn xác định là họ phải chịu trách nhiệm cho những hành động của họ, và chỉ có bằng cách đảo ngược lại con đường làm ác thì người ta mới có thể thoát khỏi quả báo.”
Nhiều người Trung Quốc đã mất khả năng suy nghĩ một cách độc lập do bị tẩy não bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ không chỉ chấp nhận bất kỳ điều gì mà ĐCSTQ nói, mà còn làm việc rất hăng hái để củng cố sự tuyên truyền của chính phủ nhằm tẩy não những người khác. Họ không nhận ra rằng có những hậu quả cho việc ủng hộ tà đảng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau đây là một vài ví dụ.
Diêm Trung Dân là một giáo viên tại thôn Ấu Nhi, Trọng Cách Trang, thị trấn Mã Liên Trang, thành phố Lai Tây, tỉnh Sơn Đông. Trong vài năm đầu của cuộc bức hại, bà đã sáng tác các bài hát và biểu diễn nhiều lần để nhục mạ Pháp Luân Công. Các bài hát của bà trợ giúp đảng trong việc đầu độc thế nhân. Diêm Trung Dân đã bị chẩn đoán là ung thư họng vào năm 2007. Nhiều người tin việc này là quả báo do bức hại Pháp Luân Công.
Phan Thủy Bình, bí thư đảng của xã Vũ Miếu, thành phố Giản Dương, tỉnh Tứ Xuyên, nhiều lần đã hợp tác bắt giữ các học viên Pháp Luân Công và lục soát nhà của họ. Vào tháng 11 năm 2006, hành động bất hợp pháp của ông ta bị phơi bày trên trang Minh Huệ Net. Thay vì nghĩ lại những việc làm sai trái, ông ta đã khẳng định là sẽ làm mạnh tay hơn trong việc bức hại các học viên Đại Pháp.
Thực tế ông ta được coi là biểu hiện như một cá nhân “ưu tú”, nó làm ông ta cảm thấy phản ánh đúng mức độ cống hiến vào cuộc bức hại Pháp Luân Công (nhiều tới mức mà các học viên từ Quảng Châu và bên ngoài Trung Quốc đã công bố tên của ông ta). Cảm thấy được khuyến khích bởi việc này, ông ta đã yêu cầu chính quyền Giản Dương phải thăng chức.
Ông Phan bị chẩn đoán ung thư cổ họng vào cuối năm 2006, khi ông ta trực tiếp nhục mạ Đại Pháp trong nỗ lực để được thăng cấp. Sau khi chẩn đoán, ông ta đã nhắc nhở các thành viên gia đình những người biết về bệnh tật của ông ta không được kể với ai, sợ rằng người khác sẽ nói rằng là do quả báo. Ông ta giờ đã tiêu hơn 10 ngàn nhân dân tệ (NDT) cho điều trị và vẫn phải chịu đựng bệnh tật và các phản ứng phụ của điều trị.
Tào Hoa Nghĩa là một bí thư đảng của cảng Táo Sĩ, công ty vận tải Lỗi Thủy, thành phố Lỗi Dương, tỉnh Hồ Nam. Vào tháng 4 năm 2006, khi ông ta trông thấy một biểu ngữ dán vào một bức tường được đọc là “Trời diệt Trung Cộng – thoái đảng và các tổ chức liên đới là tự cứu,” ông ta đã nguyền rủa Pháp Luân Công và các học viên, và ông ta đã phá hủy bất kỳ tài liệu giảng chân tướng nào ông ta gặp. Trong vòng một tháng, cổ họng của ông Tào bắt đầu sưng tướng một cách tồi tệ, và ông ta bị chẩn đoán ung thư cổ họng. Ông ta chết vào ngày 20 tháng 8 năm 2006.
Quách Hữu Trụ, trưởng phòng an ninh ở làng Thường Trang, huyện Hùng, tỉnh Hà Bắc, đã nguyền rủa và nhục mạ Đại Pháp thông qua hệ thống thông tin quảng bá vào năm 2005. Ông ta từ chối lắng nghe khi các học viên đã cố gắng giải thích sự thật về Đại Pháp. Trong Thế Vận Hội Bắc Kinh vào năm 2008, ông ta lại truyền bá những thông tin bôi nhọ thông qua hệ thống thông tin quảng bá và dính líu vào việc bắt bớ các học viên. Quách Hữu Trụ bị chẩn đoán ung thư cổ họng vào mùa hè năm 2010 và sau đó trải qua một cuộc phẫu thuật vào năm đó, nó tiêu tốn của ông ta hơn 10.000 NDT. Tuy nhiên, việc điều trị không cứu được cuộc sống của ông ta và ông ta đã chết vào ngày 27 tháng 2 năm 2011 ở tuổi 57.
Thái Bội Long, trưởng ban An ninh Chính trị của sở cảnh sát Hải Phong ở tỉnh Quảng Đông. Ông ta tích cực tham gia trong cuộc bức hại các đệ tử Đại Pháp và cười nhạo sự thật về Đại Pháp, cuộc bức hại, và sự tà ác của ĐCSTQ. Ông ta sau đó phải chịu ung thư cổ họng, làm cho không thể nói được, và cổ ông ta sưng to. Thậm chí như thế, Thái Bội Long vẫn chỉ huy bắt bớ các đệ tử Đại Pháp. Sức khỏe của ông ta xuống cấp nhanh chóng trong dịp Tết Nguyên Đán 2010 và ông ta phải đi Quảng Châu, trung tâm tỉnh, để điều trị thêm. Ông ta chết vào tháng 6 năm 2010.
Nhiễm Lệnh Tài, một viên chức ở Ban quản lý đô thị của thị xã Song Thành, thành phố Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang, đã tra tấn các đệ tử Đại Pháp bằng cách nhục mạ, đánh đập, treo, trói, và cái được gọi là “lái máy bay” trong những thủ đoạn tẩy não thực hiện bởi công ty Thu Lâm vào tháng 12 năm 2000. Một lần, khi ông ta đi qua một căn phòng, Nhiễm Lệnh Tài trông thấy một vài học viên nữ đọc Chuyển Pháp Luân bên trong. Ông ta lao vào phòng và kéo họ ra sân, và thẩm vấn họ lấy sách ở đâu (bởi vì cảnh sát đã tịch thu các sách Pháp Luân Đại Pháp và tư liệu). Các học viên không muốn nói cho ông ta, nên ông ta đã đánh họ thậm tệ, cho đến khi mặt họ bị sưng lên và đầy vết thâm tím. Ông ta thậm chí sử dụng một dây thừng mỏng để thít cổ một học viên suýt chết. Vào tháng 6 năm 2003, Nhiễm Lệnh Tài bị chẩn đoán ung thư cổ họng, và ông ta không thể ăn uống trong một thời gian dài. Ông ta chịu đựng thống khổ cực độ trước khi chết.
Sự thống khổ của Nhiễm Lệnh Tài đi đôi với sự tra tấn mà ông ta đã gây ra với học viên Đại Pháp mà ông ta thắt cổ. Thêm một câu chuyện về trường hợp sự thống khổ của kẻ bức hại đại biểu rất gần với sự thống khổ của một học viên mà kẻ đó tra tấn đến chết.
Trương Gia Quốc, thị trưởng thành phố Ma Thành, tỉnh Hồ Bắc, chịu trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công trong vùng của ông ta. Ngay khi ông ta trở thành thị trưởng vào tháng 3 năm 2001, Trương Gia Quốc đã tăng cường bức hại ở Ma Thành. Học viên Vương Hoa Quân bị bắt vào sáng ngày 18 tháng 4 năm 2001. Lệnh giới nghiêm đã được ban hành toàn thành phố vào lúc 1 giờ 30 phút chiều, và đêm hôm đó bà Vương bị kéo tới quảng trường gần tòa thị chính thành phố, nơi bà bị đổ xăng và thiêu chết. Sau đó, mọi người phát hiện ra một lỗ thủng ở trên cổ bà Vương, cắt một cách rõ ràng bằng một con dao. Hiển nhiên, cảnh sát đã cắt cổ họng của bà để ngăn bà kêu cứu.
Ma Thành là một thành phố cấp huyện với dân số nhỏ hơn một thành phố trung bình. Thật phi lý khi một học viên Pháp Luân Công lại bị giết hại một cách tàn bạo như thế ở nơi công cộng mà không có chỉ thị rõ ràng từ viên chức chịu trách nhiệm, Trương Gia Quốc.
Vào ngày 9 tháng 2 năm 2002, Trương Gia Quốc có bài phát biểu trên Truyền hình Ma Thành về một làn sóng bắt bớ mới các học viên Pháp Luân Công. Ngày hôm sau ông ta đã trải qua một cơn đau nghiêm trọng ở cổ họng. Ông ta vội vàng tới một bệnh viện, nơi ông ta bị chẩn đoán có một khối u ở cổ họng. Kỳ lạ là khối u của ông ta xuất hiện một cách đột ngột, nhưng điều kỳ lạ hơn là ông ta đột nhiên bất tỉnh sau khi nhận một liều thuốc mê đúng tiêu chuẩn trong khi phẫu thuật. Ông ta phải chịu thống khổ suốt bảy năm trước khi chết vào ngày 12 tháng 2 năm 2009 ở tuổi 53.
Chúng tôi hy vọng rằng những trường hợp quả báo này sẽ như là lời nhắc nhở cho những ai đã theo ĐCSTQ tuyên truyền những lời dối trá và hành động sai trái. Mọi người thường cảnh giác với những nghiệp báo tức thì, nhưng với những trường hợp quả báo xảy ra trong một thời gian dài, mọi người thường quên về những nguyên nhân, và coi chúng là sự bất hạnh ngẫu nhiên. La Kinh, chủ nhân chương trình tin tức truyền hình nổi tiếng trên Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), tiếng nói hiệu quả nhất của ĐCSTQ trong việc vu cáo Đại Pháp và kích động thù hận đối với phong trào tinh thần ôn hòa, cũng đã chết vì ung thư cổ họng. Bệnh tật của ông ta không thể nào là ngẫu nhiên.
Luôn có những người bạn hỏi tôi [Thực sự có Thần tồn tại không? Nếu có, tại sao chúng ta không nhìn thấy?] Tôi trả lời: Nhất định là có. Vậy tại sao con người lại không nhìn thấy sự tồn tại của Thần? Nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì con người đang ở trong mê. Một đời người, cho dù là làm quan to đến đâu, cho dù có bao nhiêu tiền đi chăng nữa, cũng không thể nào thoát ra khỏi 4 chữ: sinh, lão, bệnh, tử. Nhưng khi con người chết đi, không phải đơn giản chết là xong hết, mà họ lại phải luân hồi trở lại. Cho dù bạn làm quan to đến đâu, có nhiều tiền như thế nào cũng không thể mang theo được, có một câu nói rằng “Nhân sinh như mộng”, chính là để nói về cái ý này.
Con người luôn có thói quen dùng tư tưởng của người thường để lý giải Thần, con người cho rằng dập đầu đốt hương cho Thần thì có thể phát tài, sinh con trai, thậm chí là không còn bị bệnh tật; Nhưng con người lại không biết rằng cuộc đời của con người khi sinh ra đều đã được an bài dựa vào phúc báo tích lũy từ tiền kiếp, không thể vì con người dập đầu bái lạy Thần mà có thể thay đổi được. Kết quả con người sau khi dập đầu bái lạy, bệnh vẫn không khỏi, họ liền không tin tưởng vào Thần nữa, cho rằng không linh nghiệm, và không linh nghiệm tức là không tồn tại. Thế nhưng con người luôn sợ chết, vậy nên luôn có người kêu than rằng: “Giá như có thể tìm thấy linh đan diệu dược có thể trường sinh bất tử thì tốt biết bao!”. Tuy vậy, khi bạn nói với họ rằng thông qua tu luyện có thể đạt được mục đích đó, họ lại cười phá lên, cho rằng đó là việc không thể tin, cho rằng đó là “mê tín”.
Trong lịch sử của chúng ta có một người tu hành rất nổi tiếng, đó là lục tổ thiền tông Huệ Năng, nhục thân của ông không bị hoại, hiện đang được cúng bái tại Chùa Nam Hoa ở Quảng Đông cho tới nay đã hơn 1000 năm, đây là một sự thực minh chứng rõ ràng. Mọi người thử nghĩ xem, một người bình thường liệu có thể đạt được trạng thái như vậy không? Một thân thể bất hoại, vật chất ở bên trong thân thể lẽ nào không phải là do tu hành mà cải biến sao? Người như vậy chẳng phải là Thần sao? Thần sở dĩ lưu lại một cơ thể bất hoại, chính là để nói cho chúng ta biết: Thần thực sự là có tồn tại, và tín ngưỡng trong tôn giáo không phải là duy tâm.
Con người luôn tưởng tượng rằng Thần là phải cưỡi mây đạp gió, phất tay một cái là những kẻ xấu đều phải chết hết. Thế nhưng khi Thần hạ thế xuống nhân gian, là không thể thi triển thần thông như con người vẫn hay tưởng tượng, bởi vì con người đang ở trong mê, rất nhiều người đang phải ở trong mê để ngộ đạo, cho nên việc đại hiển thần thông là điều không được phép, giả sử con người đều nhìn thấy Thần, thế thì sẽ không còn tồn tại cái “ngộ” nữa.
Chẳng phải có một câu nói là “Chấp mê bất ngộ” hay sao? Người bị nói đến ở đây chính là người đã bị những hiện tượng trong thế gian này mê hoặc, không còn tin tưởng vào Thần, những người này bị coi là ngộ tính không tốt. Thần mặc dù không thể dễ dàng hiển thị cho con người thấy, nhưng Thần lại có thể lưu lại văn hóa cho con người, văn minh lịch sử Trung Hoa 5000 năm kỳ thực chính là một bộ văn hóa Thần truyền, vậy mà lại bị con người chỉ trích là “mê tín phong kiến”, từ đó cắt đứt đi mối liên hệ huyết mạch giữa người và Thần. Khi con người không còn chính tín, không còn tin tưởng báo ứng, thì việc xấu nào cũng dám làm, mọi người nghi hoặc lẫn nhau, nguy cơ tứ bề, con người ngày càng xa rời khỏi Thần. Tuy nhiên, từ bi của Thần là vượt xa so với những gì con người tưởng tượng, ngay cả đến mức độ con người dám phỉ báng cả Thần, Thần vẫn cho con người thêm một cơ hội nữa.
Tai nạn cục bộ chính là cảnh báo đối với con người, thế mà lại bị những kẻ cố chấp xem là “Tai họa tự nhiên”. Tín đồ của Thần ở tại khắp nơi, chịu vô vàn đau khổ, truyền đi chân tướng và phúc âm của Thần, chỉ vì sự bình an của bạn và tôi, lại bị hứng chịu sự cười nhạo và chỉ trích. Có nhiều người nhìn thấy tượng Thánh Mary, tượng Phật, tượng Bồ Tát ở khắp nơi rơi lệ, đó là vì Thần đã nhìn thấy trước đại thảm họa mà con người sẽ phải gánh chịu trong tương lai, vậy mà con người vẫn chấp mê bất ngộ.
Thời gian kỳ thực đã vô cùng cấp bách, đợi tới ngày mà Thần Phật đại hiển, cũng như việc công bố đáp án kiểm tra, một khi đã hiển lộ thì cơ hội cuối cùng để được đắc cứu cũng không còn, đến lúc ấy có hối hận cũng đã muộn rồi.
Xã hội luôn lo sợ và phẫn nộ trước những thông tin về tà giáo làm hại con người ta như thế nào. Nhưng khi không biệt được chính tà, việc đánh đồng và ác cảm với mọi tín ngưỡng tâm linh đôi khi lại dẫn chúng ta tới sự vô minh cũng nguy hiểm không kém.
Xã hội càng phát triển thì càng phức tạp. Phức tạp bởi chính khi tưởng rằng phát triển lên, con người lại càng xa rời tín ngưỡng chân chính. Và khi đã xa rời, họ không còn phân biệt được chính tà. Vô minh khiến người ta hình thành tư thế bảo thân, tránh xa, thậm chí ruồng rẫy cả những giá trị tốt đẹp.
Lý của Đất Trời là có tốt thì có xấu, có chính thì có phản, thời nào cũng có những thứ tà giáo lôi kéo con người ta. Cũng bởi chính lý càng tốt đẹp, càng mạnh mẽ thì những thứ ăn theo, phá hoại, làm nhiễu loạn việc lựa chọn của con người càng nhiều và càng tinh vi.
Nhiều gia đình đã tan nát vì có người thân đi theo tà giáo. Những thanh niên tương lai đầy rộng mở đã vội khép lại. Những người mẹ trẻ bỏ chồng, tha con đi truyền đạo kiếm tiền. Trước họa loạn ngụy tôn giáo lừa đảo, người dân đề cao cảnh giác, khước từ mọi lời mà họ cho là lôi kéo, truyền giáo. Người ta hình thành tư duy bài xích đối với tôn giáo và những môn thực hành tâm linh, tín ngưỡng nói chung, vô hình trung trở thành người vô Thần, vô Đạo.
Nhưng đó lại là cách làm quá triệt để và thiếu suy xét. Bởi khi xa rời, phản đối cả những chính lý Thiện lương, tốt đẹp, trở thành kẻ vô Đạo, cũng có nghĩa là có nguy cơ trở thành người không có đạo đức. Hay ít nhất cũng đã bỏ qua tấm lòng chân thành đầy từ bi mà ta hữu duyên gặp trên đường đời. Hoặc kinh khủng hơn, là bạn đã vô tình đứng về phía cái ác bằng sự lặng im và hoài nghi của mình.
Có câu chuyện được lưu truyền trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại rằng, khi người Việt sang Iraq lao động, người Iraq hỏi bạn theo đạo nào, nghe câu trả lời là “Không”, thế là họ tản ra không muốn quan hệ, vì họ e ngại vô Đạo thì cũng chính là vô đạo đức.
Ông Will Gervais, từ Đại học Kentucky, đã chia sẻ kết quả một nghiên cứu của mình với báo The Times. Nó cho thấy, người vô Thần là những người mà dân Mỹ không muốn bỏ phiếu bầu làm tổng thống nhất.
Nghiên cứu này không chỉ thực hiện ở Mỹ mà đã khảo sát hơn 3.000 người từ 13 quốc gia. Ông Will Gervais nói: “Mọi người dường như cho rằng tôn giáo là yếu tố tất yếu của đạo đức. Và không có tôn giáo, mọi người sẽ hành xử hoang dã vì không có ai yêu cầu họ phải trung thực. Tại sao họ không nên nói dối, ăn cắp và hãm hiếp?”.
Trong tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov”, nhà văn Dostoevsky có viết, vì không có đức tin nên những người vô Thần coi “mọi điều đều hợp pháp”. Vì vậy những người vô Thần có thể làm bất cứ điều gì mà không sợ hãi, kể cả tội ác.
Thế nhưng để bảo vệ nhân dân trước tà giáo hoặc nhằm mục đích chính trị, bảo vệ quyền lực của giới thống trị, nhiều nhà nước từ cổ đại tới hiện đại đã thực hành việc đàn áp tôn giáo hoặc vu oan, tuyên truyền một chiều sai lệch các chính giáo và tín ngưỡng Thiện lương. Thậm chí đánh đồng chính giáo và tà giáo để người dân có góc nhìn không thiện cảm.
Người dân hình thành tâm lý đề phòng mà quy chụp mọi loại tôn giáo, tín ngưỡng thành thứ đồ mê tín, u muội. Nhưng như thế, vô tình, họ đang biến mình thành người vô Đạo, vô Thần. Vô Đạo đã là thiếu đi sợi dây ước thúc đạo đức, mà còn phỉ báng hiểu sai chính Pháp, chính Đạo thì nguy hiểm hơn nữa. Họ đã phạm tội mất rồi. Họ đang khởi tác dụng ngăn cản những giáo lý tốt đẹp được truyền tải tới nhiều người hơn nữa. Chống lại cái thiện thì chính là cái ác. Chắc chẳng ai muốn trở thành người ác. Vậy làm thế nào phân biệt chính tà?
Ngày nay đi trên đường, bạn có thể gặp rất nhiều những người đưa tờ rơi hoặc giới thiệu về các môn tập, thực hành tâm linh. Trong đó có những giá trị tốt đẹp mà cũng lẫn lộn cả những thứ đồ bã trấu bã cám chỉ nhăm nhe lôi kéo, trục lợi càng nhiều càng tốt.
Bạn có thể thấy khá phiền nhiễu và cảm thấy khó hiểu. Biết là cái này tốt, cái kia tốt, nhưng các vị cứ tập, cứ thực hành, tại sao phải bỏ công sức, thời gian để đi làm cái việc này?
Nhưng đó đều xuất phát từ tấm lòng Thiện lương của họ. Tất cả các chính Pháp, chính giáo đều đưa cho con người một con đường tự giúp bản thân. Nhưng là người thực hành tín ngưỡng đã thu được quá nhiều lợi ích từ đó, họ hiểu rằng điều tuyệt vời mình có được cần được lan truyền cho người khác. Hưởng lợi ích một mình là ích kỷ và không đúng với những giáo lý Thiện lương luôn hướng tới sự vị tha, vô ngã.
Những người hữu Thần luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và khi được hỏi về sự đền đáp, họ chẳng yêu cầu gì ngoài việc hãy lan truyền lòng tốt.
Có câu chuyện rằng hai vợ chồng già Việt kiều được một người Mỹ giúp thay chiếc lốp xe giữa trời nắng nóng, trên cung đường vắng vẻ, mồ hôi nhễ nhại mà không hề nề hà. Lúc sửa lốp xong bà nói: “Lời cảm ơn của tôi có lẽ không đủ để đáp lại lòng tốt của ông. Tôi biết làm gì cho xứng đây?”. Người đàn ông Mỹ cười và nói: “Chị hãy giúp đỡ những người khác như tôi đã giúp chị hôm nay. Đó là cách cảm ơn tôi tốt nhất”. Những lời nói của người đàn ông này in đậm trong tâm trí của bà và đã thôi thúc bà không ngừng làm việc thiện.
Đó chính là tư duy của những người đã được hưởng lợi từ những giáo lý tốt đẹp của các chính giáo. Họ thật tâm muốn bạn biết thêm về những lợi ích mà họ đã thọ ích, muốn lan truyền cái tốt, bởi đó là cách hữu ích nhất để giúp đỡ cộng đồng. Thế nên những chính Đạo giúp con người càng có nhiều lợi ích, thì những người tin tưởng sẽ càng muốn chia sẻ để nhiều người biết hơn.
Và tất nhiên họ làm không vì tư lợi hay nâng cao sức mạnh tập thể của mình. Nên điều phân biệt rõ ràng nhất là họ không có đòi hỏi, yêu cầu ràng buộc nào từ bạn. Không thu hội phí, không có lớp học, không có nghi lễ phức tạp, không bắt bạn phải chống lại đời sống thế tục. Bởi quay trở lại thế tục, giúp đỡ người khác và cộng đồng là điều họ hướng tới.
Thế nhưng, tà giáo ăn theo hoặc tôn giáo giả hiệu thì hoàn toàn ngược lại. Họ là vì nhằm trục lợi, không phải cái lợi vật chất thì là cái lợi về quyền lực hoặc mưu đồ bất chính nào đó. Nên họ sẽ có những yêu cầu ràng buộc nhất định với các “tín đồ”.
Mọi chính đạo đều hình thành trên cơ sở và hướng tới sự Thiện lương. Nếu họ yêu cầu bạn phải vi phạm cái Thiện trong quan hệ đối xử với bất kỳ một ai, thì chắc chắn đó là tà giáo.
Mọi chính giáo, chính đạo đều chỉ cần bạn thực hành dựa trên sự giác ngộ. Nếu họ yêu cầu bạn phải tuyệt đối trung thành và nghe lời một đấng nào đó, và trừng phạt nếu bạn rời đi, thì chắc chắn đó không phải là chính giáo.
Mọi chính giáo, chính đạo đều là để hướng con người tới cái Thiện, chỉ ra cho con người cách thức giải thoát thực sự và bến bờ hạnh phúc. Muốn vậy đều phải tu bỏ nhân tâm và dục vọng. Nào còn màng vật chất, quyền lực? Vậy nên nếu họ yêu cầu bạn nộp lệ phí, mua bán cái gì đó, thề nguyện trung thành gì đó thì đều là lý do bạn nên cân nhắc kỹ.
Vậy nên khi hữu duyên gặp được lời giới thiệu nào đó về các môn tập thực hành tâm linh, bạn đừng vội bài xích hay từ chối. Phân biệt rõ chính tà không hề khó, và dành một chút thời gian để trân trọng, cảm ơn ý muốn thiện lương của một ai đó đang có ý định giúp bạn là điều nên làm. Đó là ứng xử văn minh tối thiểu của con người có hàm dưỡng.
Hơn thế nữa, đôi khi những gì họ mang tới cho bạn không chỉ là một lời giới thiệu về những giá trị và lợi ích tốt đẹp, mà nó còn mang trong đó lời kêu cứu trước những tội ác dã man.
Thời xưa khi chính giáo bị đàn áp và vu oan, họ chỉ có thể kêu cứu trong yếu ớt bởi sức mạnh độc quyền của tầng lớp cai trị. Nhưng ngày nay, họ hiểu rằng truyền thông và người dân chính là lực lượng hùng mạnh có thể đứng về phía chính lý một khi đã minh bạch. Giúp người khác nhận thức về tội ác cũng chính là giúp họ tạo dựng công đức của mình khi bảo vệ và lan truyền cái tốt.
Nên việc nói cho bạn rõ về một tội ác đàn áp tín ngưỡng nào đó lại chính là mong mỏi giúp bạn làm điều tốt của những người thực hành sự vô tư, vô ngã (không vì bản thân mình).
Tất cả những điều mà người tu tập theo chính Pháp làm cuối cùng đều là vì lợi ích của người khác, của bạn, của những người đang đau khổ vì bị vu oan và bức hại đâu đó trên thế giới, vì tương lai nhân loại hướng thiện và đại đồng.
Như Hoàng đế Napoleon Bonaparte từng nói: “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà vì sự im lặng của những người tốt”.
Hay như câu nói nổi tiếng của mục sư, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King: “Cuộc đời của chúng ta bắt đầu kết thúc khi chúng ta im lặng về những điều lẽ ra phải lên tiếng”.
Thế nên khi gặp được một lời thỉnh nguyện từ những người đang thực hành tín ngưỡng bị đàn áp và vu oan, bạn hãy thanh tỉnh suy nghĩ, phân biệt rõ chính tà, góp một chút sức nhỏ bằng sự đồng ý hay ủng hộ họ.
Việc đánh đồng tất cả các loại đạo, giáo, tín ngưỡng là mê muội, không phân nổi đúng sai, có thể khiến bạn vô tình đứng về phía tà ác. Ngặn chặn cái tốt lan rộng, cổ vũ việc bài xích những giá trị thiện lành – Đó là sự vô minh đáng thương nhưng cũng đáng trách. Là sự vô tình đến nhẫn tâm. Là sự u muội thực sự khi nghe theo những bịa đặt vu khống mà quy kết người khác là u muội.
Và bạn biết không? Con người mọi thời đại đều phải có triết lý tâm linh làm “sợi chỉ buộc chân voi” và làm ngọn đèn soi rọi hành trang cuộc đời. Nếu không, chẳng có gì ước thúc dục vọng, chẳng có niềm tin sống hướng thiện, đó là sự kết thúc của nhân loại dù có phát triển đến đâu.
“Sự việc của Thần thì con người có thể biết được, nó vốn hiển hiện rõ trong tâm mỗi người, bởi vì Thần đã mặc khải cho họ. Từ khi tạo ra trời đất đến nay, năng lực vĩnh cửu và Thần tính của Thần vẫn hiển hiện rõ ràng, tuy rằng mắt thường không nhìn thấy được nhưng dựa vào những vật thể đã được tạo ra thì có thể biết được, khiến con người không thể chối bỏ”. (Kinh Thánh – Rô-ma 1: 19-20)
Theo tài liệu văn hiến lịch sử sớm nhất của Trung Quốc là sách Thượng Thư có ghi chép, mỗi khi bậc vua quan các triều đại Hạ, Thương, Chu, mỗi khi mở miệng họ đều nói đến Trời, mệnh Trời. Hơn nữa, chữ Đế còn được tìm thấy rất nhiều trong chữ Giáp cốt. “Trời” là gì? “Đế” là gì? Vào thời thượng cổ thì hai chữ này có cùng ý nghĩa, đều chỉ vị Thần cao nhất, cũng là vị Thần tối cao làm chủ tất cả. Ngoài thờ Trời và Đế, người thượng cổ còn tín ngưỡng nhiều vị Thần khác như Thiên Thần, Thần Núi, Thần Sông cùng quỷ…
Bắt đầu từ trước sau thời Tiên Tần, Trung Quốc xuất hiện Đạo gia, Đạo giáo, Hồi giáo, Đạo Cơ Đốc, Đạo Thiên Chúa… Mãi đến thập niên 90, khi phong trào khí công đang rất hưng thịnh, tín ngưỡng Pháp Luân Công mới lại xuất hiện. Những pháp môn này đều là tín ngưỡng Thần, mỗi môn lại tín ngưỡng một vị thần riêng. Kỳ thực, Thần không phải là điều gì quá huyền bí hoặc là thứ khó hiểu, họ chẳng qua là những sinh mệnh có trí huệ to lớn, là sinh mệnh cao cấp mà thôi.
Nhưng ở Trung Quốc ngày nay, không cần biết bạn tin vào điều gì, chỉ cần là tín ngưỡng vào Thần thì đều trở thành kẻ đối đầu với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong quá trình cầm quyền, nó không chỉ hủy hoại niềm tin của người dân thông qua việc truyền bá học thuyết vô Thần mà còn dùng nhiều biện pháp chèn ép và hãm hại người tín ngưỡng Thần.
Vì để hợp thức hóa cho việc phá hủy và đàn áp tín ngưỡng, nó còn khéo léo chụp lên đầu tín ngưỡng cái gọi là “phong kiến mê tín”. Cho đến ngày nay, nó đã dùng cụm từ này để tuyên truyền bôi nhọ tín ngưỡng Thần trên phạm vi rất rộng. Vậy nên, mỗi khi có người nói rằng bản thân tín ngưỡng Thần thì liền có người cười mỉa mai: “Anh không phải đang làm mê tín phong kiến sao?”. “Thứ mê tín phong kiến này anh cũng tin à?”.
Điều này đưa ra cho chúng ta một vấn đề trọng yếu: “Liệu tín ngưỡng vào thần có phải là mê tín phong kiến?”. Để trả lời rõ câu này thì cần phải hiểu rõ thế nào là phong kiến mê tín.
Tiếp theo phần 1
Bài tập | NGÀY 1 -6/4/2021 ISAZ 2022 NỘP ANH NGUYỄN VĨNH CƯỜNG.
Nhớ lại ngày đầu tiên khi được học của em về bài học cái cây muốn có thay đổi thì thay đổi phải từ gốc rễ chứ không phải bơm thuốc lên quả. Và ấn tượng câu nói: "TÔI SẼ CHÁY HẾT MÌNH CÙNG CÁC BẠN, TỐI NGÀY 6/4/2021 VÌ NÓ VĨNH VIỄN KHÔNG BAO GIỜ QUAY TRỞ LẠI VỚI TÔI VÀ CÁC BẠN" vậy nên tôi mới theo anh đến ngày hôm nay. và câu chuyễn vĩnh cường 10 năm trước là kẻ thất bại .....
Có những người theo thuyết vô thần còn dương dương đắc ý nói rằng: “Tôi nhìn thấy Thần thì tôi mới tin, nhìn không thấy thì Thần chính là không tồn tại”. Những người này còn xem câu nói này như là chân lý tuyên truyền khắp nơi.
Cặp mắt thịt này của con người chúng ta là do phân tử cấu thành, chỉ có thể nhìn được những hạt vi lạp thô nhất do phân tử cấu thành, còn rất nhiều những vật thể khác chúng ta vẫn không nhìn thấy được.
Trước đây, máy bay phản lực của nước ngoài khi bay với tốc độ cực nhanh không hiểu vì sao mà lại nổ tung trên bầu trời. Về sau mới phát hiện là máy bay đã va phải một “bức tường không khí” mật độ cao ở đằng trước. Khi bức tường không khí đạt đến một mật độ nhất định, thì sẽ giống như một bức tường vậy, máy bay đụng phải liền bị nổ tung, nhưng mà, con người lại không nhìn thấy được bức tường này.
Khi đặt tấm thủy tinh trong suốt chất lượng cao ở trước mắt, nếu không quan sát kỹ thì sẽ không nhìn thấy được, bởi vì loại thủy tinh này vô cùng vi tế và trong suốt. Đây vẫn là những thứ cấu thành từ phân tử, vậy mà mắt người đã không nhìn thấy được rồi. Nếu như một vật mà lạp tử kết cấu của nó nhỏ hơn phân tử, khi chúng ở trước mắt người ta, thì mắt thường của người ta tuyệt đối nhìn không thấy.
Vì vậy, cách nói mắt nhìn thấy được mới là thật là những lời nói lừa gạt người ta. Thân thể của ma quỷ, linh hồn chính là nhỏ hơn kết cấu phân tử của thế gian con người, con người chính là nhìn không thấy chúng được, nhưng vào ban đêm thỉnh thoảng chúng ta lại có thể bắt gặp được chúng.
Lạp tử cấu thành thân thể của Thần càng vi quan hơn, là có tính phóng xạ lớn mạnh, hào quang vạn trượng! Vậy nên những bức tượng Thần được vẽ đều có ánh hào quang bao phủ, tượng Thần ở Đông phương lẫn Tây phương đều như nhau, đây là miêu tả chân thật.
“Tôi nhìn thấy được Thần thì tôi sẽ tin, còn nhìn không thấy thì chính là không tồn tại”, đây là một luận điệu hoang đường lấy cá nhân mình làm trung tâm. Những người như vậy còn xem câu nói này như thể là chân lý mà tuyên truyền khắp nơi, quả thật là vô tri hết sức! Bạn muốn nhìn thấy Thần, vấn đề chính là bạn có xứng hay không? Liệu Thần có nguyện ý gặp bạn hay không? Dẫu chỉ là một quan chức chính phủ, cũng không phải là bạn muốn gặp thì liền có thể gặp được, huống hồ là Thần Phật?
Những người này xem sự vô tri của bản thân thành chân lý, trên thực tế chỉ là một loại biểu hiện vô tri của học thuyết vô thần mà thôi. Loại biểu hiện chính là lấy phạm trù tri thức hạn hẹp mà bản thân mình biết được để phủ nhận tri thức cao hơn.
Trong quá khứ, những ai đến thế gian con người truyền Pháp đều cần phải chuyển sinh thành người, sau khi có được thân người thì sử dụng ngôn ngữ của con người để giảng Pháp lý. Như vậy mới không phá hoại trạng thái nơi không gian nhân loại và quy phạm đạo đức của con người. Những người này chính là các bậc Giác Giả chân chính, ví như: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Chúa Giê-su. Họ đều là những vị Giác Giả ở các không gian khác trong thể hệ của Thần được phái xuống, họ đến thế gian con người cũng là kết quả thỏa thuận của chư Thần ở các không gian trong chỉnh thể vũ trụ.
Hiện nay đã là thời mạt Pháp, đều đã loạn cả rồi, đâu cũng là biểu hiện của loạn Pháp. Kết quả của sự hỗn loạn này, là trong tín ngưỡng cả phương Đông và phương Tây, Thần không còn quản con người nữa, không còn được chư Thần thừa nhận. Điều này là bởi tôn giáo từ lâu đã còn không còn tốt nữa, chứ không phải do Thần Phật không từ bi.
Người như thế nào mới có thể nhìn thấy Thần?
Hãy nhìn lại những hang đá Trung Quốc và một số bức tranh miêu tả thiên quốc trong lâu đài Versailles ở phương Tây mà chúng ta thấy đến hiện nay. Những thợ thủ công và họa sĩ họ vì sao có thể có được kỹ nghệ cao siêu như vậy, có thể tái hiện sự trang nghiêm và thần thánh của thế giới thiên quốc và chư Thần? Chính là vì Thần đã truyền những kĩ năng ấy cho con con người thế gian, chính là cấp cho con người một con đường để nhận thức về thiên quốc và Thần, tái hiện sự huy hoàng của thế giới thiên quốc ở thế gian con người.
Khi những người thợ thủ công và họa sĩ có thể thật sự phát tự nội tâm mà muốn tái hiện chư Thần, Thần sẽ triển hiện thiên quốc và thế giới của Phật cho họ thấy. Đây cũng là biểu hiện của “thiên nhân hợp nhất”, những người như vậy có thể nhìn thấy được Thần Tiên.
Còn một loại người nữa, chính là người tu đạo chân chính có thể nhìn được thế giới thiên quốc và Thần Tiên. Vì để khích lệ những người ta dũng mãnh tinh tấn trong tu luyện, người tu luyện được khai mở thiên mục nhìn thấy được Thần. Tuy nhiên, điều này rất đỗi bình thường, không nên lấy đó làm hoan hỷ ma sinh tâm tự mãn trong tu luyện.
Bạn thấy đau khi một giọt máu rơi
Lúc thái rau, dao vô tình cắt phải
Nghe con khóc, bạn giật mình sợ hãi
Chạy vội vàng, hôn vết xước trên tay.
Bạn đau lòng khi chú chó không may
Trong lơ đãng, bị người câu trộm mất.
Phim tình cảm, diễn vai sao quá thật!
Bạn sụt sùi trong tâm trạng xót xa.
Mạng xã hội chuyện to nhỏ diễn ra
Bạn bất bình muốn hơn thua ngôn luận
Những việc xoay quanh - Hẳn là rất bận
Nên bạn vô tình ngoảnh mặt làm ngơ.
Chân Tướng trao tay, bạn vẫn hững hờ
Dẫu tôi nói : " Cứu người là quan trọng"
Trên tay tôi Chân Tướng là hi vọng
Của bao người, bạn có biết hay không?
20 năm đối mặt với bão giông
Trung Cộng hung tàn, phô thiên cái địa.
Cướp tạng, giết người, lương dân khiếp vía
Bịa đặt thị phi, tẩy não đồng bào.
Chà đạp lên những phẩm giá thanh cao
Gieo tội ác với người Chân - Thiện -Nhẫn
Tà Đảng vô tri, thánh thần căm phẫn.
Nên đã gieo những Quả báo hiện đời.
Bạn tiếc gì, dừng vài phút bạn ơi
Nếu bạn biết đặt mình vào người khác
Sống thiện lương bị đem ra hành ác.
Kẻ côn đồ-lên án, đáng hay không?
Tội tình chi khi luyện Pháp Luân Công.
Với mong muốn đề cao về phẩm hạnh
Với mong muốn thân tâm luôn khỏe mạnh.
Đó là quyền của bất cứ mỗi ai.
Quyền tự do tín ngưỡng có phải sai?
Quyền được sống bị đem ra mua bán
Đảng tà ác đã cướp bao sinh mạng
sự lặng im -đồng lõa kẻ giết người.
Nếu 1 ngày, bạn gặp nạn bạn ơi
Liệu bạn có muốn tôi cũng im lặng?
Theo như hiểu biết của người viết thì cụm từ “phong kiến mê tín” không xuất phát từ văn hóa truyền thống, cũng không phải là từ ngữ du nhập từ nước ngoài. Vậy thì, rốt cuộc ai là người sáng tạo ra cũng không ai biết. Nhưng có một điểm có thể khẳng định, đây là một khái niệm mà ĐCSTQ thường sử dụng. Nói đúng hơn thì nó là một cái gậy chính trị đánh người vô cùng nổi tiếng của văn hóa đảng. Về bản thân khái niệm mà nói thì cụm từ “phong kiến mê tín” là không khoa học và không ăn nhập với nhau.
Từ “phong kiến” vốn có nghĩa là “phong bang kiến quốc”, tức là vào thời nhà Chu, sau khi đoạt được thiên hạ, Hoàng đế nhà Chu tiến hành phân đất phong hầu cho công thần cùng thân tín để lập nên các nước chư hầu. Còn từ “mê tín” có nghĩa là sùng bái một cách mù quáng, không lý trí, tin một cách say mê. Hai từ này ghép lại thành “phong kiến mê tín”, đây đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Chúng ta tạm thời bỏ qua một bên sự không ăn khớp này. Văn hóa đảng đã dùng nó để đan một chiếc giỏ, chỉ cần ĐCSTQ thấy cái gì đó không thuận mắt, ví như trình độ sản xuất thấp, khoa học không phát triển tạo ra những sản phẩm chất lượng thấp và lạc hậu đều bị cất vào chiếc giỏ này. Chỉ cần là tín ngưỡng vào Thần thì liền bị nó đem cất vào trong.
Vậy, cái gì mới được gọi là ngu muội, lạc hậu, mù quáng? Nếu tìm hiểu sâu thêm thì chúng ta sẽ phát hiện ra, dưới con mắt của ĐCSTQ thì những thứ không phù hợp với khoa học hiện đại hoặc là chưa được khoa học thực chứng thì đều bị coi là mê tín, lạc hậu, mù quáng và vớ vẩn.
Lẽ nào những gì chưa được khoa học chứng minh thì đều coi là ngu muội, mù quáng, vớ vẩn và lạc hậu sao? Đều là thứ hư ảo sao? Và nếu tín ngưỡng vào đó thì đều là mù quáng, ngu muội và lạc hậu? Đây cũng là lý do mà tín ngưỡng vào Thần bị quy thành mê tín phong kiến.
Ngày nay, nhân loại đang không ngừng nhận thức và khám phá ra cái mới. Những thứ đó không phải là không tồn tại mà bởi vì khoa học chưa phát triển đến mức có thể nhận biết ra được mà thôi.
Thực tế thì khoa học hiện đại ngày nay không cách nào chứng minh Thần hiển hiện rõ ràng trước mắt con người, có thể sờ thấy và cảm giác được. Vậy hễ gì khoa học chưa chứng thực được Thần có tồn tại thì nghĩa là Thần liền không tồn tại?
Thứ nhất, khoa học hiện đại không thể chứng minh có Thần hiển hiện trước mắt để con người tận mắt nhìn thấy, cũng không có nghĩa là khoa học vĩnh viễn không thể chứng minh có Thần tồn tại. Trong lịch sử chúng ta đã từng thấy, có rất nhiều thứ mà tại thời điểm đó khoa học không thể chứng minh, nhưng khi khoa học phát triển hơn nữa thì lại có thể chứng minh được thứ đó là có tồn tại. Bởi vì khoa học luôn không ngừng phát triển. Ví dụ như đạo lý về kinh mạch trong Đông y. Cũng giống như vậy, khoa học hiện nay chưa chứng thực được được sự tồn tại của Thần, nhưng tương lai con người sẽ làm được điều đó, cũng sẽ chứng minh được có Thần tồn tại.
Thứ hai, nhà triết học nổi tiếng của Đức, Kant đã từng nói: “Thật khó để chứng minh là có Thần tồn tại, để chứng minh Thần không tồn tại lại càng khó hơn”. Khoa học không chứng minh được Thần có tồn tại nhưng cũng không phủ nhận nổi rằng Thần không tồn tại. Nói chính xác thì Thuyết vô Thần bản thân nó cũng không thể chứng minh được là vô Thần, thế nên thuyết vô Thần vĩnh viễn chỉ là giả thuyết mà thôi.
Bởi vì:
Một là, Thuyết vô Thần cho rằng vũ trụ là vô biên (nếu có biên thì bên ngoài cái biên đó là gì? Ở đó có sinh mệnh cao cấp hơn con người không?). Đã là vô biên thì làm sao có thể nhìn thấy hết được vũ trụ mà đưa ra kết luận vũ trụ không có Thần? Đây là nhìn vấn đề trên diện rộng.
Hai là, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp thăm dò cũng ngày một tiên tiến. Vậy những nơi đã thăm dò trước kia có nên thăm dò lại không? Tất nhiên là cần thăm dò lại rồi. Kỹ thuật thăm dò không ngừng phát triển, thế nên việc thăm dò lại này bản thân cũng là vô cùng vô tận rồi.
Ba là, nếu như có tồn tại sinh mệnh cao cấp hơn con người thì trình độ khoa học kỹ thuật của họ hoàn toàn có thể khiến cho chúng ta không thăm dò ra họ được. Họ có thể thấy chúng ta nhưng chúng ta không thấy họ được. Việc này cũng giống như hệ thống ra-đa thế hệ cũ không thể dò tìm ra máy bay tàng hình thế hệ mới được.
Bốn là, khoa học thực chứng nghiên cứu đối tượng thì cần điều kiện cần và đủ, là đối tượng lặp đi lặp lại, nghĩa là nghiên cứu một đối tượng lặp đi lặp lại nhiều lần từ đó quy nạp rút ra kết luận. Nhưng sự khởi nguồn của vũ trụ, sinh mệnh, nhân loại là sự việc đã hoàn thành rồi, không thể nào lặp lại để nghiên cứu được. Đây chính là hạn chế lớn nhất của khoa học thực chứng.
Như vậy có thể thấy việc nghiên cứu thăm dò vũ trụ, từ độ rộng, độ sâu, khả năng và giới hạn của khoa học thực chứng mà nói thì Thuyết vô Thần không chỉ không có tính khoa học, mà cũng không có tính khả thi. Vì thế mà ngay cả Huxley, người đi đầu truyền bá chủ nghĩa Darwin cũng phải thừa nhận: “Từ lập trường triết học thuần túy thì Thuyết Vô thần không đứng vững được”.
Con người tuy không thể dùng các phương pháp khoa học thực chứng để nhìn thấy, sờ thấy hoặc cảm nhận được về Thần, nhưng từ xưa đến nay những sự việc Thần hiển linh ở nhân gian mà con người nhìn thấy có tồn tại không ít. Chỉ có điều, những sự việc hiện tượng này không lặp lại theo ý muốn của con người nên những người theo thuyết vô Thần không tin mà thôi.
Như vậy có thể nói, nếu chỉ dựa vào trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay với những hạn chế như nói trên mà kết luận Thần không tồn tại, là hư ảo và tín ngưỡng đối với Thần là ngu muội, mù quáng, hoang đường, lạc hậu, là ‘phong kiến mê tín’, thì lập luận này không đứng vững được.
Vậy dựa vào đâu để nhận biết Thần tồn tại hay không?
Lại nói, cho dù Thần không trực tiếp hiển hiện trước mặt con người, do vậy không thể dùng khoa học để chứng minh sự tồn tại của Thần. Tuy nhiên, cùng với chiều dài lịch sử, Thần cũng để lại nhiều Thần tích và dấu hiệu nhận biết tại nhân gian, giúp con người có căn cứ phán đoán sự tồn tại của Ông. Điều này cũng giống như việc quan tòa xét xử vụ án, họ không thể nào làm cho vụ án tái diễn để biết nghi phạm có phạm tội thật hay không. Tuy nhiên họ lại có thể dựa trên các chứng cứ hiện trường và nhân chứng mà thực hiện phân tích tính logic để xác định nghi phạm có tội hay vô tội. Những dấu tích Thần hiển lộ ở thế gian thì hoàn toàn có liên quan chặt chẽ đến những thành quả mà khoa học ngày này phát hiện ra.
Chỉ cần quan sát một chút chúng ta sẽ thấy, từ những thiết kế đồ vật nhỏ trong gia đình đến kiến trúc các tòa nhà chọc trời, từ quản lý hệ thống giao thông đến toàn bộ kết cấu xã hội, tất cả đều có trật tự và quy định riêng. Mà những thứ đó lại không tách rời thiết kế và trí tuệ của con người, chúng cũng không tự nhiên mà hình thành.
Cũng vậy, trong giới tự nhiên cũng có trật tự và quy tắc tương tự. Không những thế, nó còn chính xác và cao cấp hơn trật tự và quy tắc xã hội nhân loại. Một trong những thành quả lớn nhất mà khoa học đem lại cho con người chính là khiến chúng ta ngày càng nhận thức rõ ràng và sâu sắc hơn về trật tự và tính chất quy luật của mọi thứ trong thế giới này.
Thử nghĩ, trật tự và quy luật của xã hội loài người đều không tách khỏi trí tuệ và ý chí con người, vậy thì trật tự và quy luật của giới tự nhiên chính xác hơn, cao cấp hơn sao có thể tự nhiên hình thành được? Nó chỉ có thể đến từ sinh mệnh cao cấp có trí tuệ lớn hơn con người, cũng chính là sự sáng tạo của Thần.
Nhà vật lý nổi tiếng Đại học Cambridge, John Polkinghorne từng nói: “Khi bạn nhận thức được những quy luật giới tự nhiên đều hài hòa với nhau một cách tinh tế không thể tưởng tượng nổi, với những gì nhìn thấy được về vũ trụ, bạn có nghĩ rằng: Cái vũ trụ này không phải tự nhiên mà có, mà cố ý sáng tạo ra”.
Lấy ví dụ về trái đất của chúng ta. Địa cầu của chúng ta cách mặt trời 1,15 tỷ km. Ở vị trí này trái đất nhận được đủ ánh sáng mà không bị nhiệt thiêu đốt. Trái đất quay với vận tốc 11 km/s quanh mặt trời, với tốc độ này, nó không bị thoát xa khỏi hệ mặt trời và cũng không bị mặt trời hút vào. Khoảng cách, tốc độ này dường như trải qua tính toán kỹ càng và nhiều lần thử nghiệm mới đạt được. Vậy hỏi ai có khả năng làm được điều này, chỉ có thể là Thần.
Lấy mắt động vật để so sánh, chúng ta thấy kính viễn vọng và máy ảnh ngày nay đã rất tinh vi, nhưng mắt động vật còn tinh vi hơn chúng hàng trăm triệu lần. Kính viễn vọng ma trận SKA (Square Kilometre Array) lớn nhất thế giới hiện nay là dựa trên nguyên lý cấu tạo của mắt ruồi mà chế tạo ra. Vậy con mắt tinh vi của ruồi thì ai thiết kế và chế tạo ra? Con người ư? Tất nhiên là không phải. Vậy từ một vụ nổ vũ trụ ngẫu nhiên hình thành ra ư? Cũng không thể có khả năng. Đó chỉ có thể là kiệt tác của sinh mệnh cao cấp.
Vậy thân thể con người thì sao? Kết cấu cơ thể con người có thể nói là vô cùng kỳ diệu, có hệ thống thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch, nội tiết, cơ năng vận động, bài tiết. Trong số đó có cái hoàn toàn tự động, có cái bán tự động, có cái chịu sự khống chế của tư tưởng, có cái cần nghỉ ngơi, có cái cần làm việc không ngừng nghỉ từng phút giây, từ đó phối hợp tạo thành một con người sống. Mỗi hệ thống chỉ cần có chút sai sót thì sinh mệnh sẽ kết thúc. Vậy những hệ thống này tự nhiên hình thành sao? Không thể nào. Chỉ có Thần mới có thể sáng tạo ra vật kỳ diệu như thế.
Những ví dụ như thế này có thể nói là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, con mắt khoa học lại nhìn không thấy và không chứng minh được. Thực tế cũng cho thấy, những phát hiện khoa học từ xưa đến nay đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều chứng cứ liên quan đến sự tồn tại chân thực của Thần.
Trong lịch sử dài đằng đẵng của nhân loại, học thuyết vô Thần chỉ mới xuất hiện từ khoảng thế kỷ 14. So với những tín ngưỡng cổ xưa và các học thuyết về Thần học đã có mặt từ thời kỳ hồng hoang của văn minh nhân loại, thuyết vô Thần chỉ như đứa trẻ, nhưng lại có ảnh hưởng rất nhanh và lan rộng trên toàn thế giới. Nhưng ít có ai biết rằng, học thuyết vô Thần lại có nguồn gốc hữu Thần.
Nguồn gốc hữu Thần của học thuyết vô Thần
Vào thế kỷ 14, phái hữu Thần đã xuất hiện một quan niệm rằng các thuộc tính của Chúa là đồng phẩm với các thuộc tính của con người, song Chúa sở hữu chúng với một cấp độ cao hơn. Nghĩa là có thể hiểu rằng Chúa cũng là một sinh mệnh trong vũ trụ bao la này nhưng ở một tầng thứ cao hơn, không có những tính xấu của con người, và vì thế có những năng lực siêu phàm hơn con người. Sự thiêng liêng, độc tôn và Thần thánh của Chúa vì thế đã bị giảm bớt đi và manh nha cho sự ra đời của học thuyết vô Thần sau này.
Những thập kỷ gần đây, đã có những khám phá của khoa học có thể cho thấy một chút mối liên hệ, khi lý thuyết về không gian đa chiều (có nhiều hơn 3 chiều không gian trong vũ trụ) đang ngày càng được quan tâm hơn. Thậm chí nhà vật lý đương thời nổi tiếng nhất, Stephen Hawking còn khẳng định vũ trụ được hình thành từ 11 chiều, nhưng chỉ có 4 chiều (3 không gian và 1 thời gian) là đã được con người nhận thức.
Sự tồn tại của chiều không gian khác ngoài không gian 3 chiều là điều không có gì quá khó hiểu hay huyền hoặc. Ví như huyệt vị và kinh lạc trong cơ thể người theo quan điểm của y học Trung Hoa cổ đại chính là chứng thực sự tồn tại không gian khác. Người ta châm cứu, bấm huyệt và thấy được sự hiệu quả của phương pháp chữa bệnh đó. Sự tồn tại của kinh lạc đã được các nhà khoa học hiện đại chứng thực rồi. Nhưng huyệt vị và kinh lạc rốt cuộc là do vật chất gì cấu thành? Nó hình thành và phát triển như thế nào? Tuần hoàn vật chất trong kinh lạc, năng lượng lưu động ra sao? Vẫn còn là một điều chưa thể lý giải của con người.
Có thể hiểu rằng, huyệt vị và kinh lạc vốn không có trực tiếp tồn tại trong không gian vật chất này của chúng ta, mà là tồn tại trong không gian vật chất khác. Và sự tồn tại của huyệt vị và kinh lạc đã chứng minh sự tồn tại của không gian khác. “Vật chất tối”, “hố đen vũ trụ”, “điện tử”… cũng là những khái niệm đã được nhận thức nhưng chưa thể chứng minh bằng biểu hiện về vật chất ở không gian này của chúng ta.
Và từ sự hiện hữu của các không gian khác mà con người chưa thể tiếp xúc tới được, đã có nhiều khoa học gia đưa ra giả thuyết rằng, tại các chiều không gian khác, có những sinh mệnh cao cấp đang tồn tại.
Viện sỹ, Tiến sỹ y khoa, Giáo sư và là Giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt, tạo hình Liên Bang Nga, Ernst Muldashev với hơn 56 bằng sáng chế, đã viết 5 cuốn sách về cuộc hành trình tìm kiếm nguồn gốc loài người. Bằng tất cả những phương pháp nghiên cứu tiến bộ nhất, cùng với trực cảm tuyệt vời, ông đã xác định được rằng có thể con người bắt nguồn từ những sinh mệnh ánh sáng có trình độ tâm linh rất cao và “trong sạch” hơn chúng ta rất nhiều lần. Mỗi lần hủy diệt, loài người mới lại hình thành và bắt đầu với sự giới hạn thấp hơn của tâm linh cũng như “năng lực” tác động được tới các không gian khác và “sự liên thông với trường trí tuệ toàn thể”.
Nghĩa là có thể tồn tại những sinh mệnh có trình độ tâm linh cao hơn con người, họ tồn tại ở các không gian khác. Vì thế, quan điểm Chúa có cùng thuộc tính như con người nhưng ở mức độ cao hơn có thể phù hợp với quan điểm về sinh mệnh cao tầng ở không gian khác.
Thế nhưng từ những “hoài nghi” ban đầu về sự “đồng phẩm” với con người của Đức Chúa, lại có những nhánh tư tưởng đi theo những chiều hướng cực đoan hơn là phủ nhận sự tồn tại của Chúa, và một trong số đó là tiền đề cho tư tưởng vô Thần hiện đại sau này.
Tuy nhiên, một nhánh khác của quan niệm đó cho thấy sự thuyết phục và có ích hơn cho xã hội loài người khi vẫn đảm bảo được việc neo giữ đạo đức nhân loại không bị buông lỏng và trượt dốc.
Một nhận thức khác từ sự hoài nghi ban đầu – Giác Giả độ nhân chính là sinh mệnh từ không gian khác
Nhiều học giả đã cho rằng có tồn tại một “Sự Thật” khách quan về vụ trụ và rộng lớn hơn tất cả những điều được giảng trong các tôn giáo. Vậy nên:
Thượng đế gởi những bậc thầy xuống ở mỗi thời đại,
Tới mỗi vùng đất và mỗi giống dân,
Tiết lộ những điều thích hợp với trình độ của họ
Cái trí không đưa ra lĩnh vực của chân lý
Vào trong qui tắc ích kỷ của một giống dân duy nhất.
James Russell Lowell (1819 – 1891)
Nghĩa là mỗi thời đại, ở các vùng lãnh thổ khác nhau trên Trái Đất, sẽ có các bậc Giác Giả (bậc đã giác ngộ, hay đơn giản là những vị biết được nhiều về Sự Thật hơn chúng ta) hạ thế truyền dạy con người những bài học giáo huấn về làm người tốt, tu tâm dưỡng tính. Họ đều dùng thân phận con người, thậm chí còn là những người thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội để truyền giảng tâm Pháp.
Quan điểm này cũng có cùng nguồn gốc hoài nghi về Thần, nhưng thay vì phủ nhận sự tồn tại, quan điểm này cho rằng thật ra Thần linh có thể là những sinh mệnh cao tầng, tới từ những tầng thứ có trình độ tâm linh cao hơn, hay có thể là ở những chiều không gian cao hơn đi xuống nơi không gian ba chiều này để giáo huấn con người và truyền dạy một phần của “Sự Thật” mà họ được thấy rõ hơn chúng ta.
Từ Phật ở trong tiếng Phạn cổ là Buddha, cũng có nghĩa là Đấng Giác Ngộ hay Người đã thức tỉnh, “Pháp” có nghĩa là Sự Thật, Phật Pháp không phải là tôn giáo, không phải là Phật giáo, đó là Sự Thật hoặc một phần nào đó của Sự Thật đã được những vị đã thức tỉnh, lĩnh hội và lưu lại cho nhân loại.
Đức Khổng Tử cũng đã nói, “Tôi chỉ là người truyền đạt, chứ tôi không lập ra điều gì mới cả”.
Các bậc Giác Giả truyền giảng những giáo lý, hay một phần rất nhỏ của Sự Thật khách quan về vũ trụ, về những quy luật có thể ước chế con người, về những gì sẽ chờ đợi con người sau cái chết, để họ có ước thúc về đạo đức mà hành xử theo chuẩn mực, gìn giữ sự ổn định cho xã hội nhân loại.
Và những khái niệm sơ khai về tu luyện đã được các bậc Giác Giả đưa ra từ thời xa xưa. Sau khi họ dời đi, thế nhân tôn sùng họ và lập ra tôn giáo. Thế nhưng các bậc Giác Giả lúc đương thời đều không bảo con người phải lập tôn giáo hay thờ cùng, lễ lạt mà chỉ truyền dậy phương pháp tu luyện làm người tốt, để có thể về với Nước Trời, Cõi Niết Bàn, Thiên Quốc… Nghĩa là tu luyện thật ra chính là loại bỏ những đặc tính xấu, nâng dần trình độ tâm linh để đủ tiêu chuẩn tiến vào các tầng thứ cao hơn.
Vậy thì sự “đồng phẩm” của các bậc Thần Thánh và con người chính là giải thích cho việc con người hoàn toàn có thể thăng thượng lên các tầng thứ cao hơn thông qua tu luyện. Nó không làm cho sự Thần Thánh của Đức Chúa, Đức Phật bị giảm đi, mà còn đưa ra một con đường cho con người, để chúng ta biết rằng con người hoàn toàn có thể lên được đến các tầng thứ cao của các bậc Giác Giả đó, hay tiến nhập sang các không gian khác trong vũ trụ này.
Có thể nói rằng học thuyết vô Thần là sự cực đoan, lệch lạc của nhận thức ban đầu rằng Thần có thể cũng là sinh mệnh cao cấp hơn ở các không gian khác. Học thuyết vô Thần hiện đại ngày càng thể hiện tác động tiêu cực tới nhân loại, khiến con người không còn lo sợ gì mà thoải mái buông thả dục vọng, suy thoái đạo đức, không tin có Thần nên không nghe theo lời rặn dạy tu dưỡng đạo đức phẩm hạnh, không tin có Thần nên không việc xấu ác nào không dám làm. Xã hội trượt dài trong sự suy thoái đạo đức mà người ta vẫn không hiểu nguồn cơn là vì sao.
Văn hào Nga Dostoievski đã từng nói: “Nếu không có Chúa người ta dám làm mọi sự”. Và một câu châm ngôn đã nổi tiếng trên toàn thế giới nói rằng: “Khởi sự của đạo đức là biết sợ”.
Một người không biết sợ hãi bất kể điều gì, không tin rằng sẽ bị trừng phạt nếu làm điều xấu, thì sẽ tin rằng mình có khả năng lớn lao không giới hạn và sẵn sàng làm mọi sự kể cả chà đạp lên người khác. Đó chính là vô đạo đức, là bước đầu tiên trong sự hủy hoại của nhân loại.
Những người không tin, dùng khoa học để phán bác lại thuyết hữu Thần, nhưng nếu bạn trầm tĩnh nhìn nhận thì sẽ nhận ra sự lợi dụng và đổ tiếng oan cho khoa học của những “khoa học gia” không chân chính. Những nhà khoa học chân chính, càng nghiên cứu sâu thêm vũ trụ và những quy luật, định luận vô hình nhưng hiện hữu sẽ càng nhận ra rằng sự hình thành sự sống và vũ trụ hoàn toàn không thể là một điều ngẫu nhiên.
Thuyết vô Thần đang ngày càng chứng minh sự khác biệt đến mức kỳ dị so với dòng chảy hàng ngàn năm của nhân loại vốn luôn có đức tin và hướng Thiện. Bản chất của thuyết vô Thần thủa sơ khai chính là sự hoài nghi rằng Thần Thánh cũng là sinh mệnh trong vũ trụ này như con người nhưng ở tầng thứ cao hơn. Thế nhưng nó đã dần lệch xa ra khỏi luồng tư tưởng hữu Thần tồn tại hàng nghìn năm.
Nhận thức của con người chung quy vẫn là nhỏ bé và hữu hạn. Vậy nên, khi lý giải được sự hữu hạn và vô hạn của sự vật, không thể do những điều hữu hạn nhìn thấy được mà phủ định những điều chưa biết vô hạn. Không thể bởi giới hạn của “chân lý tương đối” mà phủ định sự tồn tại của “chân lý tuyệt đối”.
Vì vậy, chúng ta không thể một mực phủ nhận những gì mà khoa học còn chưa phát hiện và chứng minh, càng không thể đố kỵ, bài xích, phủ nhận những tín ngưỡng Thần Phật, mà cội nguồn của nó chính là đưa con người trở về với bản tính thiện lương nguyên của nhân loại, bằng cách đó thăng hoa sinh mệnh tới cảnh giới của các bậc Giác Giả.