THÍCH CHỨNG THÔNG LÀ AI?
Nguyện ước tu hành…
Trong mười năm ấy, vì tham cầu chân lý Phật Pháp, Thích Chứng Thông đã đến thăm Ấn Độ, Tây Tạng, Nepal, Trung Quốc và những nơi khác; bà đã từng là người phụ trách kiêm trụ trì tịnh xá, nhưng sau đó vị ni cô này đã chọn mang bình bát xin ăn đi vân du nơi người thường, tuy vậy vẫn nhất vô sở hoạch, không tìm thấy gì. Thích Chứng Thông từ nhỏ thể chất đã suy nhược, lúc đó càng bách bệnh sinh sôi, đến nỗi “Bệnh nào mà bệnh viện có thể kể tên, gần như tôi đều mắc hết: bệnh tim, bệnh dạ dày, bệnh thận, kinh lạc đau nhức, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoát vị cột sống, v.v.. quá nhiều…”
Bệnh tật triền miên không chỉ gây chướng ngại nghiêm trọng đến việc tu hành, mà chi phí y tế ngày càng tăng đã tạo thêm gánh nặng cho những cư sĩ khác trong việc cung ứng các nhu cầu thuốc men chữa trị thường nhật của bà, khiến Thích Chứng Thông cảm thấy hổ thẹn và bất an, “Thực là thân tâm bệnh tật, vạn niệm u uất”.
Một ngày nọ, Thích Chứng Thông đột nhiên toàn thân cứng đờ, không cử động được, cơ và xương đau nhức. Vì vậy, bà đã tìm đến Dư Trí Vinh, một người đang trị liệu bằng liệu pháp dân gian. Cũng vào ngày đó, bà đã được trao tận tay cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” từ Dư Trí Vinh.
Khi trở về nhà, Thích Chứng Thông đã dùng hai tay nâng cuốn “Chuyển Pháp Luân” lên cao qua đầu, cung kính như cách bà thường nâng Kinh Phật. Khi lật trang bìa và lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh chân dung của Sư phụ Lý, bà đã không kìm được nước mắt: “Lúc đó tôi mới biết cái gì gọi là ‘nhãn lệ tuôn như trân châu’. Và tôi không biết tại sao, có vẻ như trong tâm tôi biết lai lịch của Sư phụ, nhưng nói không ra…”
Thích Chứng Thông, người sinh ra ở Lý Cảng, huyện Bình Đông, từ nhỏ đã nhìn thấy nhiều cảnh tượng kỳ lạ. Bà nhìn thấy vạn sự vạn vật đều đang sống; mỗi khi đi qua cầu, bà luôn nói với cây cầu một câu: “Làm ơn, hãy cho tôi qua nhé!” Khi nhìn thấy hoa cỏ và cây, bà cất tiếng chào. Vào năm sáu hoặc bảy tuổi, bà đã manh nha suy nghĩ muốn xuất gia mà không thể giải thích được, và thường đến và lưu lại các tự viện phụ cận. Có một nhà sư trong tự viện hỏi: “Con muốn xuất gia không?” Bà thành tâm gật đầu.
Trong nháy mắt, hai mươi năm vội vã trôi qua; bà điều hành một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, có một sự nghiệp thành công, một người chồng chu đáo, một người con hiếu thuận, nhưng Thích Chứng Thông vẫn không quên ý định xuất gia từ bé của mình. Mỗi khi rảnh rỗi, bà luôn ngồi xếp bằng và cung kính lấy Kinh sách Phật giáo trong ngăn kéo ra đọc.
Một ngày nọ, khi đang đi bộ từ văn phòng đến công xưởng của nhà máy, bà đột nhiên nghe thấy một tiếng “bùm”, rồi nhìn thấy một đóa sen bảy màu khổng lồ đang nở ra từng cánh từng cánh trên thiên không. Mọi thứ trước mắt khiến bà chấn động: Thế giới Phật quốc chân thực tồn tại, những gì kinh Phật nói đều không sai. Kết quả là, nguyện vọng xuất gia của bà càng ngày càng mạnh mẽ…
“Lúc đó, tâm tôi không còn đặt nơi xã hội, không còn đặt nơi sự nghiệp, không còn đặt nơi gia đình hay người thân…” Mỗi ngày đến công ty, nước mắt của Thích Chứng thông không ngừng tuôn chảy, và niệm đầu xuất gia đi tu cứ hiện lên.
Sau đó, gia đình không thể chịu đựng khi chứng kiến sự đau khổ xuất ra từ trong nội tâm của bà, và cuối cùng đã đồng ý cho bà xuất gia. Sau hơn bốn mươi năm chờ đợi, bà đã được xuất gia trở thành một nữ tu, với pháp danh “Thích Chứng Thông”.
Sau khi xuất gia, bà từng là người phụ trách và trụ trì tịnh xá. Cùng những tín chúng hữu duyên lên núi, từ lúc chưa có gì, trước sau bà đã xúc tiến thiết lập ba đạo tràng tu luyện. Nhưng theo thời gian, người đi tìm đạo Thích Chứng Thông ngày càng hoang mang: “Làm thế nào để tu luyện lên cao tầng, tôi hoàn toàn không minh bạch. Ngay cả tôi cũng không biết làm thế nào để viên mãn, tôi làm sao có thể giúp họ đây?”
Vân du tìm Đại Đạo
Không nỡ dối mình dối người, càng không muốn cầu đạo vô quả mà chết trong tự viện, bà đã chọn ra đi tìm Đại Đạo, và bắt đầu phương thức tu hành vân du khất thực.
Dưới cái nắng gay gắt, bà bước đi chân trần, mang theo ô che, hành lý và túi ngủ, Thích Chứng Thông đi qua hết huyện thị này đến huyện thị khác. Bàn chân bà, da bị mài mòn, nát nhừ khi bước trên con đường nhựa nóng bỏng hay bước trên con đường đầy sỏi đá. “Thực là đau thấu tâm can!” Sau khi ngủ ở nghĩa trang, dưới gốc cây, bà phải chịu đủ mọi lời chế giễu, xúc phạm, lăng mạ, nhơ nhớp và không thể lý giải, trong tâm bà chỉ có một nguyện vọng: “Chính là hy vọng tìm thấy con đường có thể ‘về nhà’ [hồi quy về Thiên quốc], tìm thấy một vị Sư phụ chân chính có thể đưa tôi ‘về nhà!’ “.
Ước nguyện đã thành
Hai tay nâng niu cuốn “Chuyển Pháp Luân”, lúc này, Thích Chứng Thông trong tâm kích động vô cùng, “Tôi cảm giác minh xác rằng vị Sư phụ mà tôi đang tìm kiếm đang ở ngay trước mắt tôi”. Bằng ngôn ngữ đơn giản, Sư phụ đã giảng ra bản chất của rất nhiều khái niệm vốn cao siêu và mơ hồ, như Thần Phật và tu luyện.
Điều khiến Thích Chứng Thông kinh ngạc hơn nữa là, Pháp Luân Công là tính mệnh song tu, trải qua tu luyện đã khiến thân thể ốm yếu bách bệnh của bà dần dần hồi phục, trở nên khỏe mạnh. Thích Chứng Thông kể lại, khi bà luyện công lần đầu tiên, bà cảm thấy huyệt Dũng Tuyền ở bàn chân của mình tách ra. Bà thực sự thể hội đến “Trăm mạch đồng thời vận chuyển”, và “Rất nhanh, cả người tôi đều giống như thoát thai hoán cốt, tất cả các loại bệnh đều tiêu biến”.
Xuất tâm hồng Pháp…
Lúc này, trong tâm Thích Chứng Thông đã có một niệm: “Đại Pháp này trân quý như vậy, tôi hy vọng ngày càng có nhiều người hữu duyên, cũng có cơ duyên này giống như tôi”.
Đầu tiên, bà tìm đến các nhà sư và cư sĩ mà bà quen biết trước đây, giới thiệu họ luyện Pháp Luân Công, và bắt đầu thành lập các điểm luyện công.
Vốn sinh sống ở Cao Hùng, lần đầu tiên bà thành lập điểm luyện công ở trường trung học Phụng Tân và trường tiểu học Trần Bắc. Sau đó, Thích Chứng Thông có niệm đầu mạnh mẽ là muốn đến Bình Đông lập điểm luyện công.
Kể từ đó, mưa gió cũng không thể cản, bà đi lại giữa Cao Hùng và Bình Đông mỗi ngày trên chiếc xe máy “cừu nhỏ” cũ kỹ. Bà phải xuất phát từ lúc 3 giờ sáng, và việc xe máy bị hỏng giữa chừng là chuyện thường. Trời đêm, mưa to, đi xe trúng ổ gà, ổ voi, té ngã là chuyện thường ngày.
Trước tiên bà đến trường tiểu học Hòa Bình ở thành phố Bình Đông và lập điểm luyện công đầu tiên; chẳng bao lâu sau, số người luyện công từ từ tăng lên 5. Khi thấy mọi người đã thành thục, bà khích lệ họ tìm địa điểm khác để lập điểm luyện công mới, cứ như vậy, một điểm mở rộng thành năm điểm, và sau đó bà rời đi.
Thích Chứng Thông sau đó lại đi tìm một điểm luyện công mới, khi nhiều người tìm đến luyện công, bà lại khuếch tán, và sau đó lại rời đi để tìm một địa điểm mới. Theo cách này, ngày càng có nhiều địa điểm tu luyện Pháp Luân Công ở thành phố Bình Đông, như: “Trường tiểu học Nhân Ái, Trường tiểu học Trung Hiếu, Trường tiểu học Cao Thụ, Trường tiểu học Điền Tử, Trường tiểu học Trung Chính, Trường tiểu học Phục Hưng, Nhà thi đấu thể dục Bình Đông, Trường Đại học Sư phạm Giáo dục Bình Đông, trường tiểu học Triều Châu… và đến cả Hằng Xuân”.
Thích Chứng Thông tiếp tục theo cách này trong ba năm, lần lượt đi qua các làng mạc và thị trấn, và dần dần Pháp Luân Công được hồng truyền ở khắp Bình Đông.
Trong ba năm, bà cũng trải qua một số vụ tai nạn xe.
Trong một lần đi qua cầu, bà bị một người đàn ông say rượu đâm từ phía sau. Dưới lực va chạm lớn, Thích Chứng Thông và chiếc xe đã đập vào cột bê tông bên cạnh cầu, tay điều khiển của chiếc xe đã đập mạnh vào Thích Chứng Thông khiến tay phải và xương sườn của bà bị gãy, toàn bộ cánh tay bị bầm tím, sưng phù to.
Người say rượu choàng tỉnh sau vụ va chạm, anh ta liên tục nói xin lỗi. Thích Chứng Thông chịu đựng cơn đau, từ từ đứng dậy và nói với người kia: “Không sao đâu!” Sau đó bà lặng lẽ đi bộ trong 30 phút đến điểm luyện công gần nhất và luyện công như bình thường. Sau hơn một tháng, chiếc xương sườn bị gãy của bà đã lành lại.
Hỏi bà tại sao bà lại bận tâm đến Bình Đông để lập điểm luyện công, có phải vì đó là quê hương của bà không? Bà ấy thản nhiên nói, tôi tự nhiên cảm thấy nên làm: “Tôi chỉ là đi hoàn thành, tôi cần hoàn thành việc đó!”
Hồng Cát Hoằng nghĩ rằng dù mình đã nỗ lực tu hành bốn mươi năm thì công lực cũng không thể nào vượt qua được vị trưởng môn, nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công được 8 tháng, vị trưởng môn nói với ông: “Công lực của ông giờ đã cao hơn tôi rồi!”, khiến Hồng Cát Hoằng sửng sốt…
- Tiếp theo Phần 2
Lời mở đầu:
Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý như một trang sử sống động.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo hạt giống Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền bắc, miền trung và miền nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.
- Xem trọn bộ Hạt giống vàng
Thoát khỏi bệnh tật nan y và đắc được chân Pháp, Lưu Hoàng Ảnh bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công cho những người xung quanh anh. Là một lãnh đạo trong một tập đoàn danh tiếng của Đài Loan, anh đã nhiệt tình tận lực giới thiệu Đại Pháp cho các đồng nghiệp trong công ty.
Đó là ngày đầu tiên một giám đốc bộ phận dự định tham gia “Lớp chín ngày học Pháp luyện công”, và giám đốc tập đoàn Hồng Cát Hoằng cũng tình cờ đến xem. Hồng Cát Hoằng là một người sùng Cơ đốc giáo từ khi còn nhỏ, và là trưởng lão của Hội Cơ đốc giáo. Lúc đầu ông nghĩ đó là một khóa học về Phật giáo. Sau khi Lưu Hoàng Ảnh thuyết minh rõ rằng đó là môn khí công thượng thừa thuộc loại tính mệnh song tu và hoàn toàn miễn phí, Hồng Cát Hoằng, một người yêu thích luyện tập võ thuật, cũng hứng khởi tham dự vào lớp học 9 ngày hôm đó.
>> Xem thêm: Truyền kỳ hiệp khách thế kỉ 21: Cao thủ Thái cực Đài Loan Hồng Cát Hoằng
Hồng Cát Hoằng từ nhỏ đã vô cùng hứng thú với võ thuật, ông bắt đầu học võ từ năm đầu của trường trung học: thiếu lâm quyền, lữ bộ quyền, bạch hạc quyền v.v. cho đến các loại công phu nội ngoại, không gì không thử. Học võ là sở trường của ông, mỗi khi thấy một võ quán mới trong võ đường, ông liền có thể cử nhất phản tam, dùng đường quyền của đối phương mà phá quyền pháp của đối phương. Sau khi thoái ngũ hồi hương, Hồng Cát Hoàng bắt đầu luyện tập tĩnh tọa cho tới Thái Cực Quyền và các chủng công phu nội gia. Ông cũng từng đảm nhiệm Phó bí thư Hiệp hội Thái Cực Quyền Dương gia Trung Hoa Dân Quốc. “Tôi thích học công phu, chỉ cần có công phu liền muốn học, bởi vì tôi luôn cảm thấy mình học chưa tận”.
Trong sự nghiệp 20 năm luyện Thái Cực Quyền của mình, Hồng Cát Hoằng đã đạt đến cảnh giới “ý đáo kình đáo”, mà trong tiểu thuyết võ hiệp cũng nói về “Nhâm – Đốc lưỡng mạch” thình lình thông suốt khi luyện quyền. Khi đả thông mạch rồi, toàn thân nhẹ bẫng phiêu phiêu, các lỗ chân lông đều đả khai, không nơi nào không chảy mồ hôi, năng lượng thể nội đạt đến trạng thái thông suốt chưa từng có.
Có một năm Đài Loan tổ chức giải đấu trại võ đài quốc tế, Hồng Cát Hoằng được mời tham gia tiệc mừng sau trận đấu. Trong bữa tiệc, khi huấn luyện viên trưởng của giải đấu giới thiệu ông, mô tả công phu Thái Cực Quyền của ông lợi hại thế nào, kết quả là, hơn chục vị cao thủ võ sư từ khắp nơi trên thế giới muốn tỷ võ. Lúc này có hai vị võ sư taekwondo người Hàn Quốc đã hỏi về nguyên lý phá giải đòn công kích, Hồng Cát Hoằng thỉnh họ đấm mình một quyền thật mạnh. Trước khi nắm đấm của họ chạm tới ngực của Hồng Cát Hoằng, chỉ thấy cơ thể Hồng Cát Hoằng hơi rung lên, nhưng hai người xuất quyền đã bị bật ra xa hơn hai mét, đồng thời ngã rạp xuống đất.
Tuy rằng Hồng Cát Hoằng có cảnh giới võ thuật cao thâm, nhưng ông cũng biết Thái Cực Quyền từ Trương Tam Phong truyền ra đã bị cải biến rất nhiều, “tâm Pháp” tinh hoa chân chính đã không được lưu truyền lại, nên trong tâm ông cảm thấy rất đáng tiếc.
“Cuối cùng, tôi đã đến lớp học chín ngày và thấy rằng tất cả những điều tôi theo đuổi trong cuộc đời mình đều có ở đây. Tôi đã luyện qua rất nhiều công pháp, và tôi lập tức lĩnh ngộ, tôi cảm nhận Sư phụ Lý đã giảng thấu Thiên cơ!”
Vào ngày 24 tháng 4 năm 1996, Hồng Cát Hoằng đã tham dự buổi đầu tiên của Lớp học chín ngày, trong nội tâm ông hưng phấn một cách không thể giải thích được. Từ đó ông luôn ghi nhớ ngày này, và nói rằng ngày này chính là một bước ngoặt trong cuộc đời ông ấy. “Pháp mà Sư phụ Lý dạy, chính là điều mà tôi đã theo đuổi và mong muốn cả đời. Bởi vì nội hàm của Ông rất thâm sâu”. Hồng Cát Hoằng cũng phát hiện ra rằng, “Tâm Pháp” của môn võ mà ông muốn biết trước đây, đã được triển hiện hoàn toàn trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”.
Ngoài ra, khi ông học bài công pháp thứ hai “Pháp Luân Trang Pháp”, khi hai tay từ từ đưa lên trước đầu, ông đã có một trải nghiệm chưa từng có: “Mỗi ngón tay của tôi phồng lên như một cái bao khí lớn, năng lượng phi thường mạnh. Tôi ý thức được rằng chỉ cần tôi đập tay vào tường, có thể làm thủng cả tường. Chà! Tại sao cái công này lại mạnh mẽ đến vậy? Nó quá lợi hại, công này quá lợi hại!”
Tuy nhiên, không chỉ là khí, Hồng Cát Hoằng nhận thức tới rằng Pháp Luân Công dùng năng lượng của vũ trụ để diễn luyện, và trường năng lượng đến vừa nhanh vừa mạnh, hoàn toàn siêu xuất khỏi tầng luyện khí, là chân chính luyện công tại cao tầng. Sau hai tháng luyện Pháp Luân Công, Hồng Cát Hoằng liền thể hội được hiện tượng siêu thường sau khi “Đại Chu Thiên khai thông”, so với trước đây ông cần phải luyện rất nhiều năm mới đả khai “Nhâm Đốc lưỡng mạch”, “kỳ kinh bát mạch”. Hồng Cát Hoằng minh bạch: Pháp Luân Công được mang đến cho ông, là vượt xa rất xa, siêu xuất cảnh giới mà ông từng truy cầu trong cuộc đời của mình.
Khi đó, Hồng Cát Hoằng đảm nhậm một tập đoàn danh giá của một trong ngũ đại gia tộc ở Đài Loan. Người trưởng môn phái thường giúp những gia tộc này giải quyết những nghi nan tạp chứng, nhưng vị cao nhân đã khai ngộ này đã khước từ cố vấn cho Hồng Cát Hoằng. Hồng Cát Hoằng nghĩ rằng dù mình đã nỗ lực tu hành bốn mươi năm thì công lực cũng không thể nào vượt qua được vị trưởng môn, nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công được 8 tháng, vị trưởng môn nói với ông: “Công lực của ông giờ đã cao hơn tôi rồi!”, khiến Hồng Cát Hoằng sửng sốt.
Vào thời điểm đó, Hồng Cát Hoằng, người đang gánh một khối lượng công việc nặng nề, đã cố gắng xoay sở hết sức mới tham gia được “Lớp 9 ngày học Pháp và luyện công”, nhưng vì điều này mà ông ấy đã bỏ lỡ sinh nhật lần thứ 50 của vợ mình. “Đó là ‘đại sinh nhật’ mà, không đi liệu có được không? Nhưng tôi nghĩ, tôi sẽ đưa những thứ tốt nhất trên thế giới mang về nhà, sau ngày sinh nhật lại có cơ hội!” Tuy nhiên, dù là người chủ gia đình, đối với việc ông tu luyện Pháp Luân Công, người nhà ông vẫn đối đãi một cách e ngại.
“Vì gia đình chúng tôi đều theo Cơ đốc giáo, nên con trai tôi từ nhỏ đã là học sinh của Chủ Nhật học, và nó là chủ tịch Hội Cơ đốc đoàn trong trường đại học, chúng đều là những tín đồ Cơ đốc giáo kiền thành”. Hồng Cát Hoằng, người mà trước đây mỗi tuần đều lên giáo đường, giờ hăng say luyện công mỗi ngày, vợ con đều không thể lý giải được sự biến hóa của ông.
Tuy nhiên, Hồng Cát Hoằng không cảm thấy có gì không ổn với những thay đổi của bản thân mình; ông tin rằng Cơ đốc giáo và Pháp Luân Công không hề có xung đột. “Nếu tôi là con dân của Thượng Đế, Ngài sẽ vì tôi luyện Pháp Luân Công, mà khiến cho thân và tâm tôi càng gia tăng thuần tịnh, càng đủ tư cách để hồi quy về Thiên quốc”.
Từ nhỏ đã tín phụng Cơ đốc giáo, nên các mối quan hệ xã hội của Hồng Cát Hoằng đều nằm trong giai tầng đó, và ông còn có địa vị cao.
Nhưng dần dần, vợ của Hồng Cát Hoằng phát hiện ra rằng tính khí của ông dường như đã cải biến. Hồng Cát Hoằng cũng âm thầm đưa cho vợ một bản sao của “Pháp Luân Công“, rồi đến “Chuyển Pháp Luân“, mà không giải thích gì thêm. Tò mò, bà muốn biết lực lượng nào đã khiến chồng mình thay đổi? Vì vậy, bà vừa đọc sách, vừa quan sát: “Kết quả phát hiện ông ấy, chỉ trong một thời gian ngắn, đã thay đổi triệt để tính khí nóng như lửa trường cửu lâu nay, không còn cằn nhằn và chắp nhặt lỗi của tôi nữa”.
Sau khi quan sát ông trong một năm, thì vợ, em gái và hai con trai của ông đều gia nhập hàng ngũ học viên Pháp Luân Công.
Hồng Cát Hoằng chia sẻ một cách cởi mở rằng, trước khi tu luyện Pháp Luân Công, trong mắt ngoại giới, ông được công nhận là một người tốt, và có một gia đình Cơ đốc mẫu mực. Nhưng điều mà ngoại giới không biết là, “Trong gia đình, tôi đánh con rất hung. Chỉ cần con tôi không ngoan, tôi liền đánh. Mà tôi lại là người đã học qua công phu, mỗi đòn đánh đều rất nặng; vì vậy mỗi lần đánh con xong, trong tâm tôi rất đau”. Mỗi lần đánh xong, ông đều ăn năn, sám hối trước Chúa Giêsu, nhưng phát thệ xong lại tái phạm, “Vừa phát thệ xong, thấy con không ngoan, lại đánh”.
Nhưng con trai ông phát hiện ra rằng, sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cha cậu đã ngừng đánh người.
“Đây là nơi chứa đựng lực lượng nội hàm của Pháp Luân Công. Bởi vì dù Cơ đốc giáo tốt thế nào, tôi cũng không thể khắc chế được bản thân, dù đã phát thệ không đánh, nhưng vẫn đánh. Tuy nhiên, sau khi học Pháp Luân Công, tâm tính của tôi được thăng hoa một cách tự nhiên. Điều đó không thể là giả vờ!”
Ngoài ra, Hồng Cát Hoằng cũng cảm thụ được quá trình tịnh hóa thân thể. Dù đã luyện công nhiều năm nhưng Hồng Cát Hoằng đã luôn bị sốt cao phải nhập viện mỗi năm một lần, không có ngoại lệ. Điều đáng kinh ngạc là từ sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cơn sốt cao không còn “đến hẹn lại lên” nữa.
Trước đây, khi luyện một môn phái khí công nào đó, Hồng Cát Hoằng đã dùng một thanh thép dày khoảng 1,5 cm đập mạnh vào đầu, thanh thép bị bẻ cong trong tích tắc, đầu của Hồng Cát Hoằng không bị tổn thương hay bị ứ máu, nhưng kể từ đó có một khối nước mềm giống như một quả cầu nước ở giữa đầu.
Cho đến khi sau khi tu luyện Pháp Luân Công, một ngày kia chỗ khối nước mềm trên đỉnh đầu nứt ra một lỗ, nước bên trong từ từ chảy ra, rồi vết nứt tự động đóng lại. Điều này cho phép ông ấy thể nghiệm chân thực hơn những gì sách “Chuyển Pháp Luân” đã nói, tu luyện Pháp Luân Công, thân thể sẽ tự động tịnh hóa.
Vị hiệp khách này đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi Pháp Luân Công, từ đây thân tâm an lạc, và không còn săn lùng những thứ kỳ lạ nữa.
Vào tháng 4 năm 1997, do Trịnh Văn Hoàng dần dần chuyển đến cư trú tại Nghi Lan, Hồng Cát Hoằng đã mở lớp 9 ngày học Pháp luyện công ở Đài Bắc. Khi tiên sinh Lý Hồng Chí đến Đài Loan vào tháng 11 năm 1997, ông đích thân làm tài xế đưa Sư phụ Lý đi khắp Đài Loan. Sau khi thành lập Pháp Luân Đại Pháp Học Hội Đài Loan, ông đảm nhậm là Bí thư trưởng của Học Hội Pháp Luân Đại Pháp trong một thời gian dài.
Ảnh: Sư phụ Lý Hồng Chí (giữa) chụp ảnh nhóm với các học viên Nhiếp Thục Văn (trái) và Hồng Cát Hoằng (phải) tại lối vào của Đài Bắc Học Pháp Điểm vào tháng 11/1997 – Ảnh do NXB Bác Đại cung cấp –> Bấm xem.
Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt) và www.falundafa.org (tiếng Anh).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét