Sau khi chứng kiến ​​rất nhiều cuộc minh tranh ám đấu – vừa công khai vừa bí mật giữa các khí công sư, mà không giảng tâm tính và tu luyện, Dư Trí Vinh cảm thấy rằng tất cả những điều này không phải là điều anh muốn. “Vì vậy, từ đó tôi muốn tìm một sư phụ từ trên núi xuống và không có chấp trước”. Anh muốn học đả tọa, muốn tu tâm, muốn tĩnh chỉ…

Lời mở đầu: 

Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.

Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.

Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền bắc, miền trung và miền nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.

Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Dư Trí Vinh mặc chiếc áo phông in dòng chữ: “Giang Trạch Dân, nhân vật phản diện nhân quyền trong phiên tòa công khai toàn cầu” tại Xiziwan để tham gia vụ kiện Giang Trạch Dân (Ảnh: Nhà xuất bản Boda cung cấp).

Sau một giai đoạn thời gian nỗ lực thiết lập các điểm luyện công và mở các lớp chín ngày học Pháp và luyện công, số lượng người luyện công ở Cao Hùng dần dần tăng lên. Vào giữa năm 1997, Dư Trí Vinh, một người đã từng bước vào giới khí công được 13 năm, cũng tìm thấy Pháp Luân Công ở công viên Tiền Phong, quận Cổ Sơn.

Cách đó không lâu, Dư Trí Vinh nhìn thấy một bức ảnh trên tạp chí sức khỏe, trong ảnh có một nhóm người đang tĩnh lặng ngồi thiền, hiển lộ trạng thái bình an của nội tâm, điều này khiến anh bị thu hút sâu sắc. “Khi tôi nhìn vào bức ảnh, tôi nghĩ, à, đây là những gì tôi muốn!” Anh cấp tốc tìm kiếm manh mối bức ảnh, và từ “Pháp Luân Công” lúc đó đã in sâu vào tâm trí anh.

Bôn tẩu giữa đời thường…

Thời học đại học, dưới sự dẫn dắt của một khí công sư, Dư Trí Vinh từng lên núi luyện công: Sáu tuần ở trên núi, chỉ uống nước suối, ăn trái cây dại, thu khí thiên địa, khí vũ trụ, các loại khí… bên thác nước. Trải nghiệm đặc dị này tựa hồ như đã đặt định sẵn con đường khí công trong tương lai của anh.

Dư Trí Vinh bắt đầu học khí công vào năm 1984, và sau đó đảm nhận chức bí thư của một Học hội khí công, quảng bá khí công ở Đài Loan, và dẫn dắt các thành viên đến Trung Quốc đại lục để giao lưu với Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể ở Vũ Hán, Quảng Châu, Tứ Xuyên và Thượng Hải. Vào thời điểm đó, cơn sốt khí công ở Hoa lục đang dần dần xâm nhập vào Đài Loan, và các môn khí công mới thỉnh thoảng lại được du nhập vào. Anh hồi ức rằng: đương thời, sự phát triển của khí công ở Hoa lục đang bùng nổ, dẫn trước Đài Loan tới mười lăm năm – mỗi một Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể có hàng trăm khí công sư từ các loại môn phái khác nhau cùng tham dự và giao lưu.

Là người đã kinh qua nhiều loại công năng đặc dị, và tiếp xúc với các khí công sư từ các môn các phái khác nhau, Dư Trí Vinh, sau khi đã học qua rất nhiều công pháp, cũng khởi danh làm “khí công sư”, dạy khí công, làm biểu diễn, còn trị bệnh qua điện thoại [trị bệnh từ xa]. Anh cười và nói, lúc đó bản thân anh không phải là một khí công sư, mà chỉ là một tay “buôn khí công”: “Lúc đầu tôi thu phí một vạn rưỡi cho khóa sơ cấp, còn khóa trung cấp và cao cấp thì phân khóa trình ra để bán”.

Trong quá trình học công hơn mười năm, mặc dù Dư Trí Vinh tiếp thụ sự tồn tại của nhiều hiện tượng đặc dị khác nhau, nhưng anh lại không thể lý giải được lý do thâm sâu đằng sau chúng. Anh đã thỉnh giáo qua các môn các phái, thậm chí cả những khí công sư nổi tiếng, và cả những người tự xưng là đại sư tôn giáo, nhưng họ đều không thể lý giải được những hoài nghi của anh.

Ngược lại, qua nhiều năm trong giới khí công sư, anh đã nhìn thấy rất nhiều loạn tượng, trong tâm cảm thấy rất phẫn kích.

Có một lần, Dư Trí Vinh dẫn một khí công sư Đài Loan đến Hoa lục giao lưu; khi anh đi từ Thượng Hải đến Trường Sa, rồi đến Vũ Hán, tai anh đột nhiên không thể nghe được gì — “não bộ bị thương rồi”. Sau đó, có người nói với anh rằng, việc này là do khí công sư khác làm ra, và bởi vì vị kia không quen với việc Dư Trí Vinh vốn trẻ tuổi mà lại là người chủ trì, “do đó phát công để thử thách”. Anh cho biết: “Hội khí công sư thường so bì đấu pháp với nhau, phát công đi chế ước công của người khác, làm tổn hại người khác, đây là một hiện tượng rất phổ biến”.

Sau khi chứng kiến ​​rất nhiều cuộc minh tranh ám đấu – vừa công khai vừa bí mật giữa các khí công sư, mà không giảng tâm tính và tu luyện, Dư Trí Vinh cảm thấy rằng tất cả những điều này không phải là điều anh muốn. “Vì vậy, từ đó tôi muốn tìm một sư phụ từ trên núi xuống và không có chấp trước”. Anh muốn học đả tọa, muốn tu tâm, muốn tĩnh chỉ.

Hữu duyên gặp Đại Pháp, ước nguyện đã thành

Nhìn thấy những bức ảnh các học viên Pháp Luân Công đang ngồi đả tọa một cách tường hòa trên tạp chí, Dư Trí Vinh bắt đầu tìm kiếm Pháp Luân Công. Chẳng bao lâu, anh tìm thấy Vương Lợi Dư đang luyện công ở công viên Tiền Phong.

Pháp Luân Công nhấn mạnh “tu trước, luyện sau”; không những cần luyện công, mà cần chú trọng tu tâm tính. Khi anh mở cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, những hiện tượng trong giới khí công đương thời, bất kể là thu khí, trộm khí, hay là phụ thể, công năng đặc dị… cho đến tất cả các vấn đề mà không ai giải đáp được trước đây, đều được giải đáp từng cái một. Anh nói, anh đọc “Chuyển Pháp Luân” bắt đầu từ trang đầu tiên, đọc hết trang này đến trang khác, từng nghi hoặc của anh lần lượt được giải khai, “Đáp án này chính là những gì tôi muốn, những gì tôi cần…”

Kết quả là, anh đã vứt bỏ mọi thứ sở học mà anh đã tích lũy trong giới khí công trước đây, và trở thành một học viên Pháp Luân Công. Người thanh niên ấy giờ ngày nào cũng đến công viên Tiền Phong để luyện công, và nhìn thấy sự phó xuất tích cực của Vương Lợi Dư. “Tôi nghĩ cô này sao mà nhiệt tâm đến vậy! Tôi nói với cô ấy: ‘Vậy để cháu giúp cô mang đài’ “.

“Từ khi mang đài, tôi đã trở thành phụ đạo viên ở điểm luyện công này vào tuần sau đó”.

Hai tuần sau, một vị học viên khác tại địa khu là Nhiếp Thục Văn nói: Đài Loan cần tổ chức hoạt động giao lưu học Pháp tập thể, cần có người liên hệ với mọi người, để phối hợp sắp xếp chỗ ở và phương tiện đi lại phía bắc. “Cô ấy nói: ‘Vậy cháu giúp việc này chút nhé?’ Tôi lúc đó cũng chưa biết rõ tình hình, cần giúp, tốt, tôi sẽ giúp!” – theo cách đó mà Dư Trí Vinh trở thành một vị trạm trưởng trạm phụ đạo đầu tiên ở miền nam Đài Loan.

Ở Cao Hùng và Đài Nam, nhờ có nhiều người tích cực lập các điểm luyện công và mở các lớp học chín ngày, nên càng ngày càng nhiều người gia nhập. Việc hồng truyền Đại Pháp ở Bình Đông cũng thuận lợi, với nữ hòa thượng Thích Chứng Thông, một người tu luyện xuất gia đắc Pháp, có quan hệ rộng.

(Còn nữa…)

Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt) và www.falundafa.org (tiếng Anh).

Theo “Hạt giống vàng” – trích đoạn 7
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch