- Các kinh điển Phật Giáo đều chỉ rõ rằng nhân loại hiện nay đều đã ở trong thời Mạt Pháp. Nhơn Vương Kinh Sớ nói: “Có giáo lý, không hành trì, không quả chứng gọi là Mạt Pháp.” Một hòa thượng Phật Giáo cảm thán: “Thánh Tăng thời nay không thể nào gặp được, dù người ta có đi tìm mọi nơi thâm sơn cùng cốc, hay tận trên những dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng nếu có tìm được các Ngài thì các Ngài cũng từ chối cho mình là Thánh là Thần! Và giả sử gặp ngay một vị Thánh, thì ta cũng chẳng nhận ra được. Vì sao? Vì ta dùng cái tâm nào để tìm các Ngài?”Cổ nhân có câu “Vật cực tất phản”. Khi nhân tâm suy đồi đến cùng cực là lúc mà sinh mệnh rơi vào nguy hiểm của sư hủy diệt. Để cứu vớt chúng sinh khỏi bị tiêu hủy lúc này các bậc Giác Giả sẽ hạ thế độ nhân, xuống thế gian giảng Pháp cho chúng sinh. Trong kinh Phật ghi lại “Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, sau năm mươi ức năm, Phật Di Lặc hạ thế, giảng Pháp tam biến, độ hết tất cả chúng sinh hữu duyên”. Nếu điều này là chân thực, giả sử Đức Phật Di Lặc đã hạ thế độ nhân thật rồi, chúng ta phải dùng tâm gì để có thể nhận ra Ngài?Tâm truy cầu?Con người vốn tồn tại cả hai mặt: Phật tính (Thiện) và ma tính (Ác). Phật Giáo cho rằng “tam độc” hay ba gốc rễ của các pháp bất thiện chính là: tham, sân và si. Kinh Pháp Cú cũng dạy: “Giàu có nhất biết đủ”.Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài đã không màng đến danh lợi, ngôi vị quyết tâm rũ bỏ ngai vàng điện ngọc để khắc khổ tu hành trên con đường đi đến giải thoát và giác ngộ của sinh mệnh. Đức Phật muốn các đồ đệ phải vứt bỏ tất cả dục vọng tham lam nơi thế gian con người, ngay cả đến chiếc bát ăn xin (khất thực) cũng không được chấp trước vào.Một số người ngày nay đi chùa bái Phật để cầu xin vinh hoa phú quý, sinh con trai, hết bệnh, trừ nạn, gì cũng có. Đó chẳng phải là “tham” sao? Là một thứ độc cần trừ bỏ sao? Nếu Phật thực sự đáp ứng họ, cớ sao thuở xưa Ngài dẫn dắt các đệ tử khổ tu trong rừng?Kì thực một số lời cầu xin được đáp ứng. Nhưng trong vũ trụ này, có Phật thì cũng có ma. Ma quỷ cũng có năng lực nhất định, chúng ban phát danh và lợi bằng cách lấy mất đức của người cầu xin. Người mang tâm truy cầu mà đến, thật khó để gặp được Chân Phật.Tâm sùng kính tôn giáo?Thời Đức Phật còn tại thế, hàng ngày Ngài thuyết Pháp, hướng dẫn các đệ tử đả tọa thực tu và vào trong thành khất thực. Tăng đoàn của Ngài là thể hiện rực rỡ của Phật Pháp tại thế gian. Không có chùa chiền, nhưng Ngài và các đệ tử đi tới đâu, ánh sáng giác ngộ phổ chiếu quang minh đến đó.Phật Pháp mà Đức Thích Ca Mâu Ni truyền ban đầu không hề có hình thức tôn giáo. Sau khi Ngài nhập Niết Bàn, thuận theo thời gian, ngộ tính của con người dần bị thoái hóa. Cần có hình tượng, xây chùa chiền thì con người mới có cảm giác trang nghiêm thanh tịnh. Lòng sùng kính Phật Pháp của con người dần hòa lẫn với lòng sùng kính tôn giáo (Phật Giáo).Kinh Phật ghi lại cuộc đối thoại giữa Phật Thích Ca và ma Ba Tuần như sau:Ba Tuần bèn nói: “(…) Thời kỳ Mạt Pháp căn tánh chúng sanh ngày càng kém, không có năng lực biện biệt được đúng-sai, không có năng lực biện biệt được thiện-ác, đương nhiên càng không có năng lực biện biệt được thật-giả. Ta vào lúc này, sai ma con, ma cháu của Ta thảy đều xuất gia, khoác áo cà-sa của ông để diệt Phật Pháp của ông”.Thích Ca Mâu Ni Phật nghe xong chẳng nói một câu nào, chỉ biết rơi lệ…Kinh Kim Cương có viết: “Bất khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai” (không thể nhận thức đức Như Lai qua một sắc thân có ba mươi hai tướng đẹp) và “Nhược dĩ sắc kiến ngã dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo bất năng kiến Như Lai” (kẻ nào muốn thấy Ta qua hình sắc và âm thanh, kẻ ấy hành tà đạo, chẳng bao giờ thấy được Ta).Thật vậy, ngày hôm nay, nếu muốn dựa vào giả tướng tại thế gian để tìm Phật thì đã không được nữa rồi. Chùa to, chùa đẹp, Phật hội đông vui… những điều ấy không đủ để nói rằng nơi kia có Phật. Tôn giáo bất quá chỉ là một hình thức tại thế gian con người. Tôn giáo không đồng nghĩa với Phật Pháp.Chỉ có tâm thuần khiết, khát khao cầu Đạo mới giúp chúng ta gặp được vị Chân Phật trong cõi ngườiLưu Bá Ôn là Tể tướng khai quốc triều Minh, cũng là tác giả «Thiêu Bính Ca», một trong tam đại dự ngôn dân gian của Trung Quốc (cùng với «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong và «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng). Ông đã tiên tri chuẩn xác các sự kiện chủ yếu phát sinh từ đầu triều Minh cho tới nay. Trong đó, ông và Minh Thái Tổ có một đoạn đối thoại có thể nói là đã “tiết lộ hết thiên cơ”, ứng với giai đoạn lịch sử vĩ đại hôm nay.Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:“Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạoĐội mũ lông cừu nặng bốn lạngChân Phật không ở trong tự việnNgài là Di Lặc nguyên đầu giáo”Dự ngôn này quả là một chiếc gậy cảnh tỉnh những ai đang ở trong mê!“Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” là ý chỉ Di Lặc Phật sẽ triển hiện tại thế gian trong hình tướng con người thời đó. Ngài không cạo tóc làm tăng, cũng không cầm cây phất trần như một đạo sỹ. Thật khó cho những ai truy cầu danh lợi, hay dùng tình cảm và lòng sùng kính tôn giáo để có thể nhận ra Ngài.Nếu vậy thì, những lời giáo huấn của Ngài có lẽ sẽ bị con người thời đó coi nhẹ hoặc thậm chí phá hoại, phỉ báng, từ đó khiến nhiều người bỏ lỡ Phật duyên.Khi Lão Tử ra đi, chỉ có Doãn Hỷ với con mắt huệ nhãn mới nhận ra chân nhân; khi Thích Ca Mâu Ni tại thế, người anh em họ của Ngài đã kéo bè kết đảng phản bội Ngài, bởi vì người anh em họ của Ngài cho rằng: “Thích Ca Mâu Ni và tôi hàng ngày đều ở cùng nhau, ông ta cũng chỉ có chút khả năng đó thôi, ông ta có gì giỏi đâu cơ chứ!”.Khi Jesus còn sống, chẳng phải cũng bị những người cùng quê gọi một cách khinh thường là “đứa con của thợ mộc” hay sao? Nhiên Đăng Cổ Phật cũng vậy, Già Diệp Phật cũng vậy, khi họ đến nhân gian con người đều không nhận ra họ, chỉ bằng lý tính và trí huệ mới ngộ ra được.
- Thích
- · Phản hồi
- · 1 phút
- Phương Lê MinhThần tích triển hiện tại nhân gian điểm hóa người trong mêQuyển 8 Kinh Phật «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh dị mang điềm lành, tức Thiên hoa, trên thế gian không có. Khi Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này”.Kể từ năm 1997, tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Australia, các tiểu bang nước Mỹ, Canada, các tỉnh Trung Quốc, người ta liên tục phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La thánh khiết khai nở. Hoa Ưu Đàm không có rễ, không có lá, không có nước, không có đất; có thể mọc trên thủy tinh, sắt thép, tượng Phật, lá cây, hộp giấy và cả băng keo, có hoa mọc hơn 1 năm nhưng vẫn sinh cơ bừng bừng.Ưu Đàm Bà La Hoa cũng đã khai nở khắp nơi trên nước Việt Nam ta. Thật đúng là “Phật ân hạo đãng”, là ân huệ to lớn nhất mà thiên thượng ban tặng cho con người. Di Lặc Phật, hay đức Kim Luân Vương, đã hạ thế Chuyển Pháp Luân thật rồi sao?Để có thể tìm thấy Ngài trong cõi hồng trần cuồn cuộn, phải chăng chúng ta nên giữ một trái tim thuần khiết, một trái tim khát khao cầu Đạo. Đừng để mắt bạn bị mê mờ bởi giả tướng tại thế gian. Đừng để tai bạn bị lấp đầy bởi những lời phỉ báng giả dối. Hãy để trái tim thuần khiết của bạn chỉ cho bạn con đường đến với Ngài.Đại Pháp hồng truyền kinh thiên địa,Hữu duyên chi sỹ đăng pháp thuyền.Pháp Luân thường chuyển đại tế thế,Chỉ vi giải thoát chúng sinh nan.(“Phật Ân Hạo Đãng”)
Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét