Nghiệp lực đời trước, bệnh tật kiếp này; tu tâm trọng đức, bệnh tự tiêu tan
Liệu pháp vật lý chỉ có thể giúp giảm nhẹ một chút bệnh, nhưng nếu ông vẫn ích kỷ và không thể tự kiểm điểm hành vi, vẫn căm phẫn bất bình và không thể giữ tâm từ thiện khi chịu thống khổ, thì ông không thể hồi phục.
Ngày nay, y học hiện đại phát triển, các loại thuốc và phương pháp trị bệnh mới liên tục xuất hiện, thế nhưng con người vẫn ốm, và bệnh tật ngày càng trở nên dị thường. Y học hiện đại tin rằng mỗi loại bệnh có những biện pháp tương ứng để chữa trị, và thuốc kháng sinh đã được phát minh để chống lại các căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, bất cứ khi nào vi khuẩn hay căn bệnh trở nên nhờn thuốc, người ta lại phải nghiên cứu ra các cách chữa trị mới. Với những căn bệnh nan y và kỳ lạ thì không có phương pháp nào đáng tin cậy để điều trị. Con người dường như đang phải không ngừng chạy đuổi vờn bắt, nhưng vẫn chưa chạm đến nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật.
Nghiệp lực đời trước – bệnh tật kiếp này
Trong cuốn sách “Những ngôi nhà: Chuyện kể của Edgar Cayce về sự luân hồi”, bác sĩ Gina Cerminara đã liệt kê những ví dụ điều trị bệnh nhân bằng cách “đọc” những đời trước của họ do nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce (1877–1945) thực hiện. Edgar Cayce có khả năng “đọc” về bệnh nhân ở cách xa hàng ngàn dặm sau khi ông bước vào trạng thái nửa thức nửa ngủ.
Trong số những trường hợp mà Edgar Cayce “đọc”, có một số người được lần ngược trở về thời Đế quốc La Mã cổ đại. Một số bệnh nhân đã tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đàn áp những người theo đạo Cơ Đốc.
Một trong số đó là một phụ nữ 45 tuổi. Bà bị tàn phế vì bệnh bại liệt ở tuổi 36 và phải dùng xe lăn để đi lại. Sau khi thử nhiều cách điều trị không thành công, bà gặp Cayce và đề nghị ông “đọc” về những đời trước của mình. Vào giữa những năm 37 và 68 sau Công nguyên, bà là một thành viên của triều đình khi Hoàng đế Nero đàn áp Cơ Đốc giáo. Bà không chỉ không thông cảm với những người theo đạo Cơ Đốc bị cắt xẻo thịt trong đại hý trường mà còn nhạo báng họ. Cái giá bà phải trả cho hành vi nhạo báng lạnh lùng của mình là bị tàn phế trong đời này.
Một bệnh nhân khác là một cô gái. Trong đời trước, cô là một quý tộc vào thời kỳ cai trị của Nero và cô đã thích thú khi xem những người theo đạo Cơ Đốc bị tra tấn trong đại hý trường. Cô thậm chí còn cười lớn khi nhìn thấy một thân thể cô bé bị sư tử xé tan. Đời này, cô mắc bệnh lao.
Một trường hợp khác là một nhà sản xuất phim bị bại liệt từ năm 17 tuổi. Ông phải đi khập khiễng. Trong khi “đọc” những đời trước của ông, Cayce thấy rằng vào thời kỳ đó, ông ta là một người lính và được lệnh phải đàn áp các tín đồ Cơ Đốc giáo. Tội của ông không phải là tuân lệnh với tư cách là một người lính, mà là do chế nhạo những người kiên định vào tín ngưỡng của mình. Việc bị tàn phế trong đời này là để cảnh tỉnh ông.
Việc đọc đời trước đã chỉ ra nguyên nhân thực sự của những nỗi đau khổ của các bệnh nhân. Hai trường hợp đầu dù không trực tiếp tham gia bức hại nhưng đã không ủng hộ chính nghĩa, nên họ phải trả giá cho sự ngu dốt và lạnh lùng của mình trong đời trước. Còn những người đã trực tiếp tham gia vào việc đàn áp thì phải chịu đựng đau khổ từ khi còn rất trẻ. Nghiệp báo không bao giờ chệch dù chỉ là một sợi tóc.
Tu tâm trọng đức giúp trị bệnh kinh niên
Trong cuốn sách Many Mansions có câu chuyện về việc Edgar Cayce trị bệnh như sau.
Một kỹ sư điện mắc chứng đa xơ cứng và không thể làm việc trong vòng ba năm. Ông bị mù, và sẽ ngã xuống nếu cố gắng đi lại. Ông đã đi nhiều bệnh viện, ở đâu cũng trả lời rằng căn bệnh của ông không thể chữa được. Gần như vô vọng, ông tìm đến Edgar Cayce để tìm hiểu về tiền kiếp của mình. Cayce đã “đọc” tiền kiếp của ông và nói rằng nghiệp lực gây ra trong kiếp trước đã khiến ông phải chịu căn bệnh này. Người đàn ông đã hỏi Cayce làm sao có thể chữa bệnh. Cayce nói rằng ông phải loại bỏ tình cảm oán hận và đau khổ, đồng thời cho ông một chỉ dẫn chi tiết để làm theo.
Một năm sau, người đàn ông này liên lạc lại với Edgar Cayce. Trong thư, ông nói rằng triệu chứng của ông đã được giảm nhẹ ngay lập tức sau khi ông theo chỉ dẫn điều trị. Tuy nhiên, sau khi ông bắt đầu tập trung vào Tây Y, vật lý trị liệu và bỏ qua việc tu dưỡng tinh thần thì căn bệnh lại xấu đi. Cayce nhấn mạnh rằng căn bệnh của ông là do nghiệp lực tạo thành. Liệu pháp vật lý chỉ có thể giúp giảm nhẹ một chút bệnh, nhưng nếu ông vẫn ích kỷ và không thể tự kiểm điểm hành vi, vẫn căm phẫn bất bình và không thể giữ tâm từ thiện khi chịu thống khổ, vẫn không thể tự cải thiện nội tâm mình, thì ông không thể hồi phục. Chỉ bằng cách cải thiện lời nói và hành vi, tình trạng của ông mới có thể cải thiện.
Một trường hợp nữa là một cậu bé 11 tuổi, từ năm lên hai cậu đã mắc bệnh đái dầm. Khi cậu lên ba, cha mẹ cậu tìm một nhà tâm lý học tới để chữa trị. Sau một năm, việc điều trị vẫn không có kết quả. Cha mẹ cậu đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm một phương pháp chữa trị. Tuy nhiên đến năm 11 tuổi, cậu bé vẫn không thể ngừng đái dầm.
Lúc cậu bé 11 tuổi, cha mẹ cậu đã nhờ Edgar Cayce chữa trị. Sau khi “soi” được tiền kiếp của cậu bé, Cayce khám phá ra rằng vào thế kỷ 17, cậu bé đã từng là một giám mục người Anh. Cậu thích dùng cực hình với các tù nhân khi xét xử họ. Tù nhân bị trói vào một chiếc bảng và từ từ nhấn xuống nước lạnh.
Phát hiện này đã cho thấy tội lỗi của cậu trong tiền kiếp, và tạo nên một dấu ấn trên thận của cậu trong kiếp này để trả nghiệp mà cậu đã gây ra.
Sau khi Edgar Cayce tìm được căn nguyên, cậu bé đã có hy vọng được cứu chữa. Khi cậu bé ngủ vào ban đêm, cha mẹ cậu đã ngồi bên giường cậu và đọc cho cậu nghe: “Con là một người lương thiện và tốt bụng. Con muốn mọi người được hạnh phúc. Con sẽ giúp đỡ bất cứ ai mà con gặp…”. Kết quả là đêm đầu tiên sau 9 năm, cậu bé đã ngưng đái dầm. Cha mẹ cậu tiếp tục điều này trong vòng vài tháng, và sau đó cậu đã hoàn toàn khỏi bệnh. Kể từ khi cậu bé trở thành một người hoàn toàn khác, ai cũng yêu mến cậu. Cậu rất sốt sắng vì công việc chung và khoan dung với người khác.
***
Qua những ví dụ trên đây, chúng ta thấy rằng điều xấu gây ra trong quá khứ không hề mất đi sau khi chúng ta chết. Gieo gì thì gặt nấy. Nghiệp lực đời trước sẽ gây ra đau khổ trong đời này. Đúng như câu “thiện ác hữu báo” được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Điều đáng nói là, ông Trời không tuyệt đường người. Nếu chỉ chú trọng trị liệu vật chất mà quên mất tu dưỡng tinh thần, thì sức khỏe của bệnh nhân chỉ cải thiện rất ít. Nhưng khi người kỹ sư điện nói trên chú trọng hành vi, tu dưỡng tinh thần, giữ tâm nhân từ, khiêm tốn vô tư, thì bệnh tình của ông sẽ chuyển biến. Để thấy rằng tu tâm trọng đức có thể tiêu nghiệp và lập tức loại trừ bệnh tật, lời dạy của cổ nhân về “tu nhân, tích đức” quả là chí lý.
Vũ Dương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét